Trong thành phần của khoai từ được biết đến có chứa rất nhiều khoáng chất và các loại vitamin, thế nhưng liệu bà bầu ăn khoai từ được không? Khoai từ có tác dụng gì cho sức khỏe bà bầu?
Khoai từ hay còn gọi là củ từ, củ từ lông, đây là món ăn dân giã quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam. Khoai từ khi nấu chín thường hơi nhớt, vị bùi bùi dẻo dẻo rất dễ ăn. Rất nhiều món ăn được chế biến từ củ khoai từ.
Trong thành phần của củ từ có chứa các hàm lượng dinh dưỡng cao, tinh bột, vitamin A, B6, C, chất xơ và các khoáng chất như kẽm, sắt … có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra, khoai từ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể như:
● Nước 75%
● Protid: 14%
● Lipit: 0,1%
● Cellulose: 11,1%
● Glucid: 26,1%
● Khoáng chất: 0,6%
Đọc thêm:
- Bà bầu có được ăn cà muối không?
- Bà bầu ăn măng cụt được không?
Theo đông y thì khoai từ có tính bình, có tác dụng chống mệt mỏi, có khả năng giải độc, tốt cho sức khỏe.
Vì vậy việc bà bầu ăn khoai từ sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nuôi dưỡng thai kỳ khỏe mạnh.
Trong thành phần của khoai từ có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bà bầu ăn khoai từ sẽ mang tới những lợi ích về sức khỏe như:
Trong thành phần của khoai từ được biết đến có chứa hàm lượng vitamin B6 giúp bà bầu giảm bởi các tình trạng do ốm nghén gây ra như buồn nôn, khó chịu.
Khi bầu cơ thể thường ốm nghén, khó ăn, nên sẽ gây tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất, thậm chí có thể gây tình trạng sụt cân, mất nước, mệt mỏi. Vì vậy, lúc này các món ăn giúp giảm ốm nghén thường được khuyến nghị lựa chọn.
Trong thành phần của khoai từ có chứa vitamin B9(folate) - Đây là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ và tủy sống của thai nhi.
Do đó bà bầu thường xuyên cung cấp các thực phẩm có giàu folate như khoai từ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng dị tật bẩm sinh của thai nhi, trẻ sinh ra phát triển khỏe mạnh.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra phổ biến ở trong thai kỳ như: táo bón, khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy … tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của mẹ bầu.
Trong thành phần của củ khoai từ có chứa rất nhiều chất xơ góp phần giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bà bầu rất tốt.
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu. Trong thai kỳ tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi như tình trạng sinh non, thai lưu …
Vì vậy việc kiểm soát huyết áp rất quan trọng trong thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế ăn nhiều muối và tăng các thực phẩm có giàu kali như khoai từ, cá, các loại đậu, ... Bởi kali có thể giúp làm giảm tác động tiêu cực của muối tới cơ thể, bảo vệ tim mạch.
Trong thành phần của khoai từ có chứa hàm lượng sắt vô cùng dồi dào, giúp mẹ bầu giảm thiểu được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ra. Ngoài sắt thì khoai từ còn chứa đồng, kẽm cũng giúp giảm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ra.
Khoai từ có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin A, C và beta-carotene có hoạt động giống như những chất chống oxy hóa bảo vệ hệ miễn dịch. Vì vậy bà bầu ăn khoai từ thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh thông thường, cảm cúm, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nhìn chung, bà bầu ăn khoai từ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Thế những khi sử dụng cho bà bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bà bầu không nên ăn khoai từ quá nhiều, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ, đầy hơi, khó tiêu. Theo đó, các mẹ bầu chỉ nên ăn 3 - 4 bữa/tuần, xây dựng chế độ ăn đa dạng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.
- Nếu mẹ bầu bị sỏi thận thì không nên ăn khoai từ, vì trong thực phẩm này có chứa hàm lượng Oxalate, không tốt cho người bị sỏi thận.
- Chỉ nên ăn khoai từ đã nấu chín để phòng tránh tình trạng ngộ độc.
- Nếu có thể các bạn nên nướng khoai từ trước khi nấu, như vậy sẽ giúp giảm bớt nhựa, hạn chế tính độc.
Như vậy, khoai từ mà một món ăn dân giã, giàu dinh dưỡng tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng khoai từ để chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc ăn khoai từ với liều lượng quá nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ, mẹ bầu cũng cần chú ý khi sử dụng.