Ba bài học đối phó với COVID-19 từ đại dịch HIV

Ba bài học đối phó với COVID-19 từ đại dịch HIV
Bài học rút ra từ đại dịch HIV cho việc ứng phó với đại dịch COVID-19: Hành vi của cộng đồng sẽ quyết định quỹ đạo đại dịch COVID-19, như đã làm với HIV.

Các bài học rút ra từ đại dịch HIV cho việc ứng phó với đại dịch do SARD-CoV-2 (COVID-19): Chưa có vaccine nào cho cả hai và cũng chưa có thuốc (được cấp phép) cho COVID-19, nhiễm HIV trong những năm đầu cũng không có thuốc. Hành vi của cộng đồng sẽ quyết định quỹ đạo đại dịch COVID-19, như đã làm với HIV.

Hội chứng phổi cấp tính nặng của SARS-CoV-2 và HIV là khác nhau. Nhiễm HIV không điều trị thường dẫn đến tử vong; SARS-CoV-2 gây tử vong chỉ là thiểu số. Các hành vi cần thay đổi để làm chậm lây truyền là khác nhau: Hành vi tình dục và dùng chung bơm kim tiêm trong HIV, khoảng cách vật lý và rửa tay trong SARS-CoV-2. Thời gian đầu, các ca nhiễm HIV tăng gấp đôi sau 6 – 12 tháng, với SARS-CoV-2 khoảng thời gian được xem từng ngày.

Dịch COVID-19 trầm trọng trong các nước thu nhập thấp và trung bình (LMICs) với hệ thống y tế yếu là một viễn cảnh rất nghiêm trọng. Dù sao, lịch  sử dự phòng HIV là sự thất bại của y tế toàn cầu. Khoảng 32 triệu người chết với khu vực cận Sahara ở châu Phi bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Các bài học quan trọng được rút ra gồm ba điểm nỗi bật:

Dự đoán được sự bất bình đẳng về y tế

Dịch HIV lây truyền tăng nhanh trong hệ thống kết nối tốt và di biến động, nhưng gánh nặng lại chuyển sang người nghèo và nước nghèo, phụ nữ trẻ và các nhóm yếu thế.

Gánh nặng toàn cầu của COVID-19 có thể đánh mạnh vào người già và nhóm dễ bị tổn thương ở các nước nghèo. Chúng ta phải theo dõi tình trạng kinh tế xã hội và giới của những người bị ảnh hưởng đó và mở rộng nỗ lực này để theo dõi các tác động kinh tế.

Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cam kết rằng “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Cam kết này cũng phải được tôn trọng trong đáp ứng toàn cầu với COVID-19. Những điều kiện xã hội gây khó khăn cho người dễ bị tổn thương khó thực hiện chuyển đổi hành vi. Khuyến khích thực hiện “Kiêng nhịn, Chung thủy và Sử dụng bao cao su” có thể vẫn không ngăn ngừa được HIV ở nơi bất bình đẳng giới và kỳ thị còn là tiêu chuẩn.

Ba bài học đối phó với COVID-19 từ đại dịch HIV - Ảnh 1.

HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch

Tương tự như vậy, làm theo hướng dẫn rửa tay và giữ khoảng cách vật lý sẽ khó khăn nhất đối với người sống trong nghèo đói. Các sáng kiến y tế công cộng phải vượt qua hàng rào ngăn cản này để tiếp cận được với người nghèo, thậm chí hiện tại dường như họ ít bị ảnh hưởng bởi virus.

Những tiến bộ mới thường mang lại lợi ích nhanh nhất tốt hơn và cũng làm tăng sự bất bình đẳng. Các nước giàu đang ưu tiên tìm kiếm vaccine cho người dân của họ. Trong khi hàng triệu người nơi khác đã chết do thiếu điều kiện tiếp cận với thuốc kháng virus để được cứu sống và xu hướng này có thể lại xẩy ra với COVID-19. Chính sách toàn cầu là phải ưu tiên tiếp cận các giải pháp mới cho tất cả mọi người có nhu cầu nhất. COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến mọi người như nhau. Nỗ lực của chúng ta là nhận biết sự bất bình đẳng này và hạn chế nó.

Tạo môi trường đảm bảo để hỗ trợ cho thay đổi hành vi

Lãnh đạo chính trị nhanh chóng và quyết đoán là rất quan trọng. Đóng cửa trường học và các biện pháp kiểm dịch là công cụ mạnh mẽ. Bài học của HIV là hỗ trợ các hành vi an toàn, có nghĩa là đưa ra các hình thức mà hình thức đó thúc đẩy hoặc đảm bảo cho mọi người được lựa chọn. Giống như bạo lực giới cản trở sự lựa chọn hành vi tình dục an toàn của phụ nữ, thì sự khan hiếm nước sạch sẽ hạn chế việc rửa tay. Trước mắt, đáp ứng dựa vào thực tế như là phân bổ nhanh chóng xà phòng, chất khử trùng và dụng cụ bảo hộ cá nhân cho SARS-CoV-2 là cần thiết (như phân phối bao cao su nữ là để kiểm soát HIV).

Các phương pháp  hiện đại đểdự phòng HIV là theo hướng mô hình sinh thái xã hội. Sự tham gia tích cực của cộng đồng sẽ giúp hình thành các chuẩn mực xã hội mới. Xây dựng dựa vào xã hội, tin tưởng và gắn kết cộng đồng sẽ kích thích tăng tác động của các thông điệp sức khỏe, và có thể được khuyến khích bởi sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương. Những động lực này đã làm tăng kiểm soát HIV trong những người đồng tính nam ở Mỹ, người mại dâm ở Ấn Độ và Thái Lan, và các cộng đồng khác. Thiết kế nội dung phản ứng với COVID-19 cần bao gồm người già, người có bệnh nền và nhóm yếu thế.

Những hậu quả xã hội ngoài ý muốn cần phải được tránh. Các quy định luật pháp tao ra quy lỗi trong xã hội dẫn đến thành kiến, chính các quy định đó đã gây cản trở nỗ lực kiểm soát HIV. Nếu những người nhiễm SARS-CoV-2 bị kỳ thị, thì những người khác sẽ ngại ngùng khi tự cách ly/kiểm dịch. Tương tự, biến động kinh tế toàn cầu đang diễn ra có tác động mạnh mẽ lên LMICs và điều đó làm trầm trọng thêm các điều kiện lây nhiễm SARS-CoV-2, dẫn đến biến động xã hội. Chúng ta phải chú ý đến những động thái này ngay từ đầu.

Nổ lực đa ngành là cần thiết

Các mô hình dịch tễ học có thể dự báo sự biến động của dịch SARS-CoV-2. Nhưng nỗ lực đa ngành là cần thiết để thiết kế, mô tả đặc điểm và đánh giá các biện pháp can thiệp và định hình hành vi. Các yếu tố cải cách trong đáp ứng HIV bao gồm huy động cộng đồng theo cấu trúc, bảo vệ xã hội có mục tiêu, và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác biệt. Tiếp cận khoa học cho phép thực hiện nghiên cứu kịp thời các mô hình mới về chăm sóc sức khỏe và cung cấp xã hội.

LMICs phải tiếp cận được trang thiết bị bảo vệ và vệ sinh trước khi dịch bùng phát. Các chương trình xét nghiệm phải bắt đầu khẩn cấp và điều tra dịch tễ học là rất quan trọng. Nhưng, sự đổi mới và thích ứng là cần thiết để làm cho các nỗ lực này có hiệu quả trong những hoàn cảnh mới. Một lý thuyết thay đổi là cần thiết để mô tả đầu vào (ví dụ: như nhắn tin thông điệp của chính phủ) sẽ dẫn đến hành động (ví dụ như điều chỉnh làm việc một mình) điều đó sẽ dẫn đến kết quả (ví dụ: Ít tiếp xúc vật lý hơn) để giảm sự lây lan của virus. Lý thuyết xã hội và hành vi có liên quan ở đây, để bổ sung cho lý thuyết dịch tễ học trong các mô hình.

Như nhiều nước đã tiếp cận khác nhau để kiểm soát đại dịch, chúng ta phải định rõ cái gì cần đo lường đang diễn ra trong thực tế, đánh giá cách mọi người phản ứng và cảnh giác với các tác động ngoài ý muốn. Cũng như người điều hành chương trình phải bảo vệ dự đoán của họ, còn các nhà hoạt động chính sách nên làm rõ chứng cứ và lý thuyết làm cơ sở cho các can thiệp hành vi. Tính minh bạch tạo điều kiện cho việc đánh giá và khuyến khích sự xem xét các giả định, dẫn đến thực hành tốt hơn và khai thác các ý tưởng từcác ngành khoa học.

Ba bài học từ phản ứng với HIV có thể giúp ngăn chặn lây truyền theo cấp số nhân của SARS-CoV-2, giảm tử vong, ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai và hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng trong LMICs. Các chính sách phải tạo môi trường đảm bảo cho khoảng cách vật lý và can thiệp nâng cao sức khỏe để làm việc. Các chính sách phải tạo ra môi trường cho thực hiện các chương trình can thiệp giữ khoảng cách vật lý tăng cường sức khỏe. Những chính sách này phải có lý thuyết về sự thay đổi và giải quyết bất bình đẳng.

Những người ra quyết định từ tất cả các ngành, ở tất cả các cấp, nên được hỗ trợ để thiết kế, thực hiện và đánh giá các phương pháp phòng ngừa kết hợp để giảm lây truyền SARS-Co-2. Cuối cùng, LMICs sẽ cần được hỗ trợ để tăng cường toàn bộ hệ thống y tế như được phản ánh trong Chương trình nghị sự về mục tiêu phát triển bền vững. Một làn sóng hành động và đánh giá sức khỏe cộng đồng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc này cần được đưa ra ngay lập tức.

https://bitlylink.com/uTmjZ


Tác giả: Nguyễn Quang Hải