Nguyên nhân gây nên hiện tượng áp xe răng là do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên kèm theo đó là các vấn đề về nha chu hay những tổn thương ở tủy răng khiến cho tủy bị truyền nhiễm.
Nếu việc vệ sinh răng miệng thực hiện không đúng cách sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn phát triển và trú ẩn tại các kẽ răng.
Lâu dần khi sức đề kháng của người bệnh bị giảm sút các vi khuẩn này sẽ bắt đầu hoạt động mạnh và gây nên hiện tượng viêm nhiễm sâu tận chân răng.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng áp xe răng là do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên (ảnh: internet)
Những mảng bám ở cổ răng và dưới nướu có chứa các loại vi khuẩn có hại có thể gây tổn thương ở lợi và quanh răng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra sẽ xâm nhập vào mô nướu và gây viêm, từ đó phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.
Nếu trong trường hợp xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng và có túi mủ ở chân răng thì bệnh đã chuyển sang một giai đoạn mới, nguy hiểm hơn và cần phải chữa trị gấp tránh để lâu gây nên tình trạng tiêu xương ổ răng và mất răng.
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng, mô mềm trong cùng một phần của răng có chứa huyết quản, mô kết liên và dây tâm thần. Nếu bị nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm và những khu vực khác như đầu và cổ, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Triệu chứng của bệnh khá rõ rệt nên không quá khó khăn để có thể nhận ra. Khi bị áp xe răng sẽ thấy phần nướu bị sưng, thậm chí có mủ, khi ấn vào mủ sẽ chảy ra và hơi đau ở chân răng.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc sức ép từ việc nhai hoặc cắn thức ăn chứa nhiều axit. Có một số trường hợp bị sốt nhẹ, sưng một bên mặt, sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc cổ, miệng có mùi hôi. Hiện tượng đau sẽ chấm dứt nếu áp xe bị vỡ.
Khi bị áp xe răng sẽ phần nướu bị sưng (ảnh: internet)
Khi bị áp xe răng các bạn có thể điều trị bằng những phương pháp sáu:
Bằng cách sử dụng những nguyên liệu như hoa cúc, gừng tươi, rau sam,… các bạn có thể điều trị được bệnh áp xe răng. Các thực hiện rất đơn giản chỉ cần giã hoa cúc với gừng tươi sau đó vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn thấm vào vùng chân răng có mủ.
Như vậy bạn sẽ không còn cảm thấy đau, ngăn ngừa sự xuất hiện của vi khuẩn và đốm mủ ở chân răng sẽ xẹp xuống.
Ngoài ra bạn có thể lấy kinh giới đun với muối và dùng nước đó để súc miệng, thực hiện nhiều lần trong 2 tuần đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng lại.
Cao răng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm chân răng có mủ. Vậy nên để điều trị bệnh thì cần phải loại bỏ tận gốc nguyên nhân này. Nếu tình trạng áp xe răng đã chuyển biến sang mức độ nặng hơn, việc lấy cao răng có thể gây ê buốt và chảy máu.
Tuy nhiên vẫn phải thực hiện, bởi đây là việcc làm cần thiết để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện để nướu hồi phục và giúp cho việc điều trị bệnh áp xe răng bằng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.
Đánh răng đúng cách để tránh bị áp xe răng (Ảnh: internet)
Nếu tình trạng viêm chân răng xuất hiện mủ và nhiễm trùng giới hạn ở những khu vực áp xe thì không cần dùng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu nhiễm trùng đã lan đến các răng lân cận, ảnh hưởng đến xương ổ răng hay những khu vực khác trong khoang miệng thì cần phải sử dụng đến thuốc kháng sinh để hạn chế sự lây lan.
Những loại thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị áp xe răng vừa có tác dụng tiêu viêm vừa giúp xoa dịu các đơn đau sưng ở nướu. Trong giai đoạn đầu người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị áp xe răng bao gồm:
- Lysozyme: loại thuốc này có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm mà nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra như viêm chân răng.
- Carbazochrome: loại thuốc này có tác dụng phòng ngừa và giảm tính mong manh của thành mạch, có lợi cho răng và gia tăng sự đàn hồi đồng thời ngăn chặn hiện tượng tụt lợi.
Tetracyclin, Docyxline, Amoxicyline, Pennicilline, Metronidazol…. đây đều là những loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm sưng đau.
Có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh (ảnh: internet)
Áp xe răng có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên có những trường hợp, tiến hành điều trị khi bệnh đã nặng và có những diễn biến phức tạp, ăn sâu vào xương ổ răng làm răng lung lay và ảnh hưởng đến các răng xung quanh và không có khả năng khắc phục thì buộc phải nhổ răng và lấy ổ áp xe để khỏi nhiễm trùng.
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình răng miệng và tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất trong điều trị áp xe răng là người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường ở răng miệng. Như vậy việc điều trị cũng dễ dàng hơn, hiệu quả mang lại cũng cao hơn.