Áp lực học tập và thi cử ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như thế nào?

Áp lực học tập và thi cử ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như thế nào?
Áp lực học tập được định nghĩa là “một trải nghiệm trong đó học sinh phải chịu gánh nặng về thời gian và năng lượng để đạt được các mục tiêu học tập cụ thể.

Có rất nhiều tác động tiêu cực tới sức khoẻ tinh thần của trẻ khi phải chịu áp lực học tập và thi cử, đặc biệt trong thời gian dài không được giải toả.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần (BV Bạch Mai), thời gian gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần do áp lực học tập, đặc biệt trong thời điểm các kỳ thi quan trọng sắp diễn ra.

Tỷ lệ học sinh đến đến khám, nhập viện tăng lên khoảng 3-4 lần. Ngoài ra, số lượng trẻ hoặc các bậc phụ huynh gọi đến đường dây nóng của bệnh viện để được tư vấn cao hơn nhiều.

Áp lực học tập và thi cử ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như thế nào?

1. Tăng nguy cơ trầm cảm

Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã coi căng thẳng là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm cả thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Căng thẳng có thể coi là sự tích tụ của những vấn đề nhỏ diễn ra hàng ngày từ những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống của trẻ.

Mỗi một loại lý do gây căng thẳng sẽ gây ra mức độ tác động khác nhau. Trong đó căng thẳng từ áp lực thi cử và học tập ở trẻ trong thời gian dài và không được giải quyết có thể dẫn tới trầm cảm.

Tuy nhiên một câu hỏi quan trọng được đặt ra là áp lực này làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở mức độ nào? Căng thẳng có thể góp phần gây ra trầm cảm thông qua nhiều con đường khác nhau. Dấu hiệu nhận biết có thể là trẻ bị suy yếu cảm giác an toàn và tự chủ dẫn tới sự xuất hiện tình trạng bất lực, suy nghĩ tiêu cực thậm chí là tuyệt vọng.

Áp lực học tập và thi cử ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như thế nào? - Ảnh 2.

Áp lực học tập và thi cử ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như thế nào? (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Bài test đánh giá mức độ trầm cảm chuẩn xác nhất

Bạn biết gì về hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì?

Ngoài ra, ám ảnh về sự thất bại trong các kì thi cũng có thể khiến trẻ tự ti vào bản thân hay nói cách khác, căng thẳng từ việc nhận điểm kém trong môi trường học tập có thể tác động tới niềm tin, nhận thức bản thân và mục tiêu học tập của trẻ. 

Những ảnh hưởng này có thể bao gồm từ sự giảm sút thành tích học tập trong thời gian ngắn đến kết quả dài hạn ở trường có vấn đề cùng với đó là trạng thái tinh thần luôn căng thẳng.

Bên cạnh đó, bản thân bệnh trầm cảm cũng có tác động tiêu cực đến thành tích học tập, khả năng tập trung và hiệu suất hoạt động của trẻ ở trường học. Trầm cảm ở trẻ kéo dài có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí là tự sát.

2. Ảnh hưởng tới thể chất

Áp lực về tinh thần bao giờ cũng có những tác động tới sức khoẻ thể chất. Biểu hiện của việc trẻ đang gặp áp lực, căng thẳng ở trường học nói riêng hay trong môi trường bên ngoài nói chung có thể khiến trẻ:

- Khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến nguy cơ phải sử dụng các biện pháp can thiệp ngoài như dùng thuốc,...

- Chán ăn dẫn đến giảm cân

Rối loạn ăn uống cũng là một vấn đề lớn có thể để lại nhiều tác động lâu dài tới trẻ gặp căng thẳng, áp lực học tập và thi cử. Trẻ có thể chán ăn hoặc ngược lại, ăn nhiều hơn hay ăn không kiểm soát để giải toả cảm xúc.

Áp lực học tập và thi cử ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như thế nào? - Ảnh 3.

Áp lực học tập có thể dẫn tới rối loạn hành vi ăn uống (Ảnh: Internet)

- Không hứng thú với các hoạt động thể chất,...

Ngoài ra, một nghiên cứu đánh giá năm 2019 cho thấy áp lực học tập có thể làm tăng nguy cơ sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, caffein,...  Đồng thời khiến chất lượng cuộc sống của trẻ bị suy giảm cũng như mức độ hạnh phúc thấp.

Nhìn chung, theo các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford thì không phải lúc nào áp lực học tập cũng dẫn đến điểm tốt hơn và điểm thi được cải thiện. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ căng thẳng học tập quá mức có thể dẫn đến "sự gia tăng các vấn đề về tâm lý và thể chất như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng và các rối loạn liên quan đến căng thẳng", do đó có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. 

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến kì thi Đại học và kì tuyển sinh cấp 3 đang diễn ra, phụ huynh nên chú ý tới việc giúp trẻ giải toả bớt áp lực và căng thẳng bằng các hoạt động thể chất, thư giãn, tạo điều kiện cho trẻ gặp bạn bè và trò truyện cùng con để hiểu trẻ đang muốn gì và cần gì hoặc lắng nghe con đang cảm thấy như thế nào. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần chú ý tới các biểu hiện bất thường về sức khoẻ của trẻ để có các định hướng can thiệp sớm.

Nguồn dịch:

1. What Are The Effects Of Academic Pressure?

2. The Mental Health Toll of Academic Pressure

3. Stress and Depression


https://suckhoehangngay.vn/ap-luc-hoc-tap-va-thi-cu-anh-huong-toi-suc-khoe-cua-tre-nhu-the-nao-20220613121536203.htm
Tác giả: Allen