Không được xếp vào danh sách những thực phẩm cấm kỵ, tuy nhiên, việc sử dụng các loại nước ngọt có gas khi mang thai cũng gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu. Các loại nước ngọt có gas đều chứa caffein, không phải lựa chọn an toàn cho bào thai vì có thể dẫn tới sinh non và các vấn đề khác. Mẹ bầu nên hạn chế lượng nước ngọt trong thời kỳ mang thai để giúp duy trì sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Nước ngọt chỉ cung cấp cho cơ thể calo – nguồn năng lượng rỗng, ngoài ra chúng không bổ sung thêm dưỡng chất gì nữa. Trong 330ml nước ngọt có đến 150 kcalo, khiến cho mẹ bầu không muốn ăn, uống gì khác khi đã dùng nước ngọt dẫn đến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này rất có hại cho cả em bé vốn đang cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển.
Nước ngọt chỉ cung cấp cho cơ thể calo – nguồn năng lượng rỗng (Ảnh: Internet)
Không chỉ thế, nước ngọt còn khiến cơ thể khó hấp thu sắt, một khoáng chất thường thiếu hụt trong thời kỳ bầu bí. Không chỉ sắt mà một số các chất khác cũng khó được hấp thu hơn khi mẹ bầu uống nước ngọt.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia của Hiệp hội mang thai Mỹ, những ảnh hưởng của nước ngọt có gas khi quá 200 mg caffein trong nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ bầu lên gấp 2 lần, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Ngoài ra, caffein còn có thể làm mẹ bầu mất ngủ, cũng như lấy đi lượng canxi tích luỹ trong cơ thể, dẫn tới thiếu canxi để xây dựng xương và răng cho bé.
Là thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng, nước ngọt có ga hầu như không cung cấp cho cơ thể mẹ bầu bất kỳ một dưỡng chất nào. Caffein có trong nước ngọt có ga là nguyên nhân hạn chế sự hấp thu sắt của cơ thể.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe mẹ bầu, do trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường.
Caffein có trong nước ngọt có ga là nguyên nhân hạn chế sự hấp thu sắt của cơ thể (Ảnh: Internet)
Thành phần chính của nước ngọt đó chính là nước và một lượng đường rất lớn để có thể tạo ra độ ngọt cho thức nước. Do đó, ảnh hưởng của nước ngọt có gas khi thu nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể sẽ tăng cân theo thời gian. Đồng thời, với một lượng đường tích tụ nhiều trong máu sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nghiên cứu của Đại học Y khoa tại Texas, Mỹ khẳng định, thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe: béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.
Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng cảnh báo, tiêu thụ nhiều đường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe (Ảnh: Internet)
Thậm chí, thai phụ dù không bị tiểu đường nhưng có lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình vẫn có nguy cơ gặp rủi ro tương tự khi sinh nở như người mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Hầu hết các tổ chức y tế đều khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng lượng đường cao nếu muốn sinh con khỏe mạnh. Và tất nhiên, nước ngọt có gas là một loại đồ uống bà bầu nên tránh bởi nó chứa rất nhiều đường.
Một trong những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nước ngọt trên những cơ thể chuột lang đang mang thai cho thấy, với một lượng lớn chất tạo ngọt trong nước ngọt đã khiến cho các cá thể chuột con khi sinh ra mang dị tật bẩm sinh.
Do đó, có thể thấy rằng nếu bà bầu uống nước ngọt mỗi ngày thì ảnh hưởng của nước ngọt có gas không chỉ sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng, mà thai nhi cũng phải đối mặt với sự nguy hiểm đó là dị tật bẩm sinh.
Cơ thể của bà bầu sẽ có những thay đổi trong nội tiết tố và hormone, dễ nhạy cảm hơn trong thời gian mang thai. Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe cho biết trong nước ngọt có chất methymadizole, là một chất gây ung thư.
Loại đường được sử dụng trong công thức tạo ra nước ngọt là loại đường có sinh ra insuline (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, loại đường được sử dụng trong công thức tạo ra nước ngọt là loại đường có sinh ra insuline, đây là chất kích hoạt và nuôi dưỡng các khối u. Do đó, nếu bà bầu tiêu thụ một lượng nước ngọt lớn mỗi ngày, thì nguy cơ mắc ung thư là không ngoại lệ.
Khi bà bầu uống nhiều nước ngọt sẽ làm mất cân bằng nồng độ axit photphoric trong cơ thể, khiến chúng tăng cao hơn mức cho phép, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tim, thận và gây ra chứng bệnh loãng xương.
Uống nước ngọt thường tạo ra cảm giác no, nhưng không cung cấp được năng lượng cho mọi cơ quan hoạt động, khiến cơ thể yếu đi, và nguy hại đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Các nghiên cứu cho biết, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kì, sự hiện diện của caffeine trong những loại đồ uống này sẽ làm cho bạn bị ợ nóng. Nếu mẹ cảm thấy nóng rát trên vùng ngực hoặc ngay dưới cổ họng sau vài phút uống bất kỳ đồ uống có ga nào, hãy kiêng uống ngay.
Nếu mẹ muốn thưởng thức đồ uống có ga nhưng muốn khỏe mạnh cùng lúc, hãy thử kết hợp nước có ga với nước trái cây tươi tinh khiết để thư giãn cảm giác thèm muốn và cho bé ăn một lượng hợp chất vitamin, khoáng chất, kali và sắt cần thiết. Tốt hơn, hãy tránh uống nước ngọt trong thời gian mang thai và chuyển sang nước trái cây lành mạnh.