Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi
Hen phế quản, ngoài việc gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của người mẹ còn gây ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi vô cùng nặng nề.

Hen phế quản là một bệnh mãn tính đường hô hấp, đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng viêm kéo dài mãn tính ở phế quản, khiến cho phế quản trở nên phù nề và bít tắc. Những người mắc hen phế quản cũng trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, bụi giấy hay bụi công nghiệp,... Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chúng có thể gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu và ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi cũng rất nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Bà bầu khi bị hen phế quản sẽ thấy xuất hiện một loạt các dấu hiệu như ho, khó thở, nặng ngực, ở giai đoạn đầu của cơn hen phế quản người bệnh còn cảm thấy hắt hơi, ngứa mũi liên tục,...Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi chủ yếu nằm ở việc người mẹ rơi vào tình trạng thiếu oxy dẫn tới lượng oxy cung cấp cho thai không đủ.

Khi lượng oxy cung cấp cho thai nhi không đủ có thể khiến thai nhi rơi vào một số tình trạng nguy hiểm như suy thai, sinh non hay thậm chí là thai chết lưu. Những ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi cụ thể như sau:

1. Tăng nguy cơ sinh non

Nguy cơ sinh non là một trong những ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi, theo quy định của tổ chức Y tế thế giới mẹ bầu được coi là sinh non khi người mẹ xuất hiện chuyển dạ sớm từ tuần thứ 22 tới trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Quy định về thời gian sinh non cũng như tiên lượng ở những trẻ sinh non cụ thể như sau:

Tuổi thai từ 34 - < 36 tuần được coi là sinh non muộn, những trẻ sinh non muộn có tiên lượng sống tốt, trẻ có thể phát triển bình thường sau khi được nuôi trong lồng kính.

Tuổi thai từ 32 - < 34 tuần được coi là sinh non vừa, những trẻ này cần được chăm sóc tích cực trong lồng kính, tiên lượng về khả năng sống cũng như hồi phục các chức năng vẫn còn tốt.

Tuổi thai từ 28 - < 32 tuần được coi là sinh rất non, những trẻ này có nguy cơ tử vong cao.

Sinh cực non: tuổi thai < 28 tuần

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi - Ảnh 2.

Viêm phê quản khiến mẹ bầu dễ sinh non - Ảnh minh họa

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi sinh non được hiểu hiện ở một loạt các tình trạng như phổi chưa trưởng thành, khiến những trẻ này bị suy hô hấp. Những trẻ này thường có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản hay hen phế quản cao hơn những trẻ khỏe mạnh.

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi còn thể hiện bởi việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất và tinh thần. Trẻ dễ mắc một số các bệnh lý có tính mãn tính như tim bẩm sinh, mù hay điếc bẩm sinh,...Tuy nhiên những dấu hiệu thần kinh này không rõ ràng hoặc ở mức tiềm tàng khiến trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi còn rất lớn đặc biệt là đối với thị giác. Thị giác của trẻ sinh non thường kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh, trẻ có tầm nhìn kém hơn và khả năng phân biệt màu sắc cũng kém hơn so với những trẻ bình thường.

2. Suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai cũng là một trong những ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi. Suy dinh dưỡng bào thai có nguyên nhân sâu xa chính là do trẻ bị thiếu oxy và dinh dưỡng thường xuyên từ cơ thể người mẹ. Trẻ được coi là suy dinh dưỡng bào thai khi trẻ sinh đủ tháng nhưng thường bị nhẹ cân, thường dưới 2,5 kg.

Những mẹ bầu mắc bệnh hen phế quản phải chú ý thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần chú trọng điều trị và kiểm soát tốt hen phế quản để trẻ không bị thiếu oxy thường xuyên, tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.

3. Thai chết lưu

Thai chết lưu cũng là một trong những ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi. Thai chết lưu xuất hiện khi người mẹ không kiểm soát được cơn hen của mình khiến chúng tái đi tái lại nhiều lần gây nên tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Theo các Bác sĩ chuyên khoa, thai chết lưu được hiểu đơn giản là tình trạng thai chết trước khi được sinh ra, cả thai chết lưu hay sẩy thai đều là tình trạng thai đã mất nhưng chúng chỉ khác nhau ở thời gian mất thai.

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi - Ảnh 3.

Thai chết lưu - Ảnh minh họa

Theo nhiều nhà nghiên cứu, sảy thai thường được định nghĩa là mất em bé trước tuần thứ 20 của thai kỳ và thai chết lưu là mất em bé sau 20 tuần mang thai. Thai chết lưu được phân loại dựa vào thời điểm mà xảy ra:

Một thai chết sớm là xảy ra trong khoảng từ 20 đến 27 tuần tuổi

Một thai chết muộn xảy ra giữa 28 và 36 tuần tuổi.

Một thai kỳ hạn xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn.

Cho dù là thai lưu ở tuần tuổi nào cũng đều gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất cũng như tinh thần cho mẹ. Cho dù là bà mẹ đang khỏe mạnh bình thường hay những người mắc bệnh hen phế quản mãn tính khi thấy những dấu hiệu dưới đây thì cần nghi ngờ đến việc thai chết lưu:

Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo thai chết lưu, tuy dấu hiệu này còn có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhưng chúng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất cảnh báo tình trạng thai chết lưu.

Người mẹ thấy có dấu hiệu đau bụng, mức độ đau bụng có xu hướng tăng dần lên, do cơn co tử cung tăng lên để tống thai lưu ra ngoài.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như chóng mặt, sốt cao, siêu âm không nghe thấy tim thai. Đối với những thai nhi có tuần tuổi lớn trên 28 tuần - thời gian này thai nhi đã có những động tác máy thai rất rõ ràng, khi mẹ không thấy thai hoạt động thì cũng cần nghĩ ngay tới tình trạng thai chết lưu.

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đối với thai nhi là vô cùng nặng nề, chính vì thế những người mắc hen phế quản cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cũng như sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tốt bệnh, tránh gây những hậu quả xấu cho cả mẹ và thai nhi.


Tác giả: Phạm Thị Mai