Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là những phương pháp điều trị ung thư buồng trứng rất tích cực, đem lại hiệu quả đối với người bệnh. Mặc dù có thể tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa chúng phát triển thì các phương pháp điều trị này cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân đau đớn, nản lòng và dễ suy sụp tinh thần.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn rất quan trọng trong suốt thời gian hóa trị ung thư vì giúp đối phó với các tác dụng phụ của thuốc cũng như chống lại tình trạng nhiễm trùng và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Nên chọn chế độ ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tốt nhất là chọn thực phẩm từ các nhóm sau:
- Trái cây và rau quả.
- Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc.
- Bánh mì và những sản phẩm từ sữa.
Sau hóa trị, da và tóc của người phụ nữ bị tổn hại, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của bệnh nhân. Do vậy dinh dưỡng tốt nhất là cung cấp đủ lượng calo hàng ngày, cung cấp protein, rau xanh và chất xơ để chăm sóc các bộ phận bị tổn thương sau xạ trị, hóa trị.
Ngoài ra, người bệnh còn phải uống đủ lượng nước và các chất lỏng khác để bảo vệ thận và bàng quang trong thời gian hóa trị.
Tuy nhiên, các dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, viêm họng - miệng, đau miệng đã làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
Mặt khác, sau xạ trị, hóa trị, cơ thể suy nhược, mệt mỏi cũng sẽ làm cảm giác ăn không ngon miệng, bệnh nhân gãy cố gắng làm như sau:
- Ăn từng bữa nhỏ và bất cứ khi nào mà bạn muốn. Không nhất thiết phải theo bữa như thường lệ.
- Uống nước lọc, tốt nhất là nước đun sôi để nguội hoặc các nước giải khát khác ít nhất một giờ trước và sau khi ăn, thay vì uống trong khi ăn.
- Nên ăn và uống chậm và nhai kỹ.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm ngọt, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Ngồi nghỉ trên ghế sau khi ăn, đừng nằm liền sau khi ăn.
- Thay đổi các thức ăn cũng như công thức chế biến mới.
- Nếu có thể, nên đi bộ trước khi ăn, điều này tạo nên cảm giác đói.
- Hãy thử thay đổi thời gian và không gian lúc ăn như ăn ở những vị trí không gian khác với thường ngày…
- Ăn với bạn bè, hoặc các thành viên trong gia đình. Khi ăn một mình, có thể nghe nhạc, nghe radio, xem truyền hình…
Các phương pháp điều trị ung thư trong đó có hóa trị khiến sức đề kháng của bệnh nhân bị giảm sút, tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh, do vậy bệnh nhân cần vệ sinh cơ thể mỗi ngày, đúng cách.
Bác sĩ kiểm tra công thức máu thường quy trong thời gian bạn đang được hóa trị và có thể sử dụng các thuốc kích thích gia tăng số lượng bạch cầu để nâng bạch cầu lên mức bình thường. Nếu vẫn không cải thiện được sự giảm bạch cầu, bác sĩ có thể hoãn lại việc hóa trị hoặc giảm liều ở các chu kỳ sau đó. Khi số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường, những bước có thể làm sau đây nhằm đề phòng sự nhiễm trùng:
- Rửa tay sạch sẻ thường xuyên trong ngày, nhất là trước khi ăn, trước và sau khi ngủ.
- Rửa nhẹ nhàng và kỹ lưỡng vùng hậu môn sau mỗi lần đại tiện. Yêu cầu bác sĩ và y tá cho những lời khuyên nếu vùng trực tràng hậu môn bị viêm tấy, hoặc chảy máu. Ngoài ra, cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng những viên thuốc đặt trực tràng.
- Nên tránh xa những người có bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm, cúm, sởi, thuỷ đậu. Ngoài ra nên tránh những nơi đông người.
- Tránh xa trẻ con đang trong đợt chủng ngừa.
- Đừng quẹt tay lên mắt.
- Cẩn thận khi sử dụng dao, dao lam hoặc kim.
- Sử dụng máy cạo râu thay vì dao lam.
- Sử dụng bàn chải đánh răng loại mềm.
- Đừng làm trầy xướt những mụn nhọt.
- Tắm bằng nước ấm mỗi ngày và lau khô bằng khăn mềm, không chà xát.
- Sử dụng những chất bôi da để làm mềm và làm lành các vết thương nhỏ trên da nếu da bị khô và trầy xướt.
- Rửa sạch vết cắt hoặc vết trầy ngay với nước ấm, xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
- Mang găng bảo vệ khi làm vườn hoac tắm gội gia súc, vật nuôi. Đặc biệt là khi tắm gội cho trẻ con.
- Đừng sử dụng bất cứ những thuốc chủng ngừa nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ để được khuyên có được phép dùng hay không.
Nhiễm trùng chủ yếu chủ yếu trên da, đường ruột hoặc đường tiết niệu. Khi số lượng bạch cầu giảm, cơ thể khó để chống lại các nhiễm trùng. Thậm chí ngay cả khi những trầy xướt nhẹ từ bên ngoài vẫn có thể bị nhiễm trùng. Cần cảnh giác với những dấu hiệu có thể dự báo một nhiễm trùng và cần kiểm tra kịp thời, chú ý đặc biệt đến mắt, mũi, miệng và vùng niệu dục, trực tràng, hậu môn. Những triệu chứng nhiễm trùng bao gồm :
- Sốt trên 100 độ F,37,8 độ C
- Ớn lạnh
- Tháo mồ hôi
- Cảm giác nóng khi đi tiểu
- Ho và viêm họng nặng
- Dịch tiết âm đạo bất thường hoặc ngứa.
- Ửng đỏ và viêm tấy xung quanh một vết trầy xước, quanh họng…
>>> Có thể bạn quan tâm: Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?
Cần phải báo cho bác sĩ biết các dấu hiệu nhiễm trùng. Điều này rất quan trọng khi bị giảm bạch cầu. Khi bị sốt, bạn không nên tự uống các thuốc như aspirin, paracetamol, hoặc bất kỳ các loại thuốc nào khác để hạ sốt mà không có sự kiểm tra của bác sĩ trước đó. Bạn nên theo các lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, không nghe theo các lời mách bảo khác.
Bài viết có tham khảo từ: https://vnexpress.net/suc-khoe/30-phut-tu-van-ve-cach-cham-soc-nguoi-benh-ung-thu-sau-hoa-tri-3270717.html