Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc những bệnh gì?

Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc những bệnh gì?
Khi chế độ ăn thừa calo, kém lành mạnh có thể khiến bạn bị tích mỡ bụng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh. Vậy ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến bạn mắc những bệnh gì?

Khi chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống không khoa học, không đồng đều, thiếu lành mạnh sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

Thịt đỏ là nguồn bổ sung dưỡng chất sắt cho cơ thể và đặc biệt tốt cho người thiếu máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ thì cũng gây hại cho sức khỏe. Bất cứ loại thực phẩm nào bổ sung cho cơ thể cũng chỉ nên bổ sung vừa đủ, có chừng mực.

Để cơ thể có thể khỏe mạnh, mỗi người cần duy trì chế độ ăn đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và nếu thấy những dấu hiệu dưới đây cần lập tức thay đổi thói quen ăn uống để có sức khỏe tốt hơn.

1. Bệnh táo bón mạn tính

Thực tế, nhiều người cho rằng táo bón không phải các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tuy nhiên đối với vấn đề táo bón mạn tính lại là bệnh gây lại nhiều phiền toái, gây khó chịu cho người bị bệnh và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị táo bón mạn tính là do uống không đủ nước, ăn quá ít chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Để khắc phục tình trạng táo bón xảy ra, cần bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: các loại rau xanh, rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại thực phẩm thực vật này còn chứa nhiều vitamin, dưỡng chất thực vật và khoáng chất khác.

Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc những bệnh gì? - Ảnh 2.

Ăn uống không khoa học gây ra bệnh táo bón mạn tính - Ảnh Internet

Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần bổ sung từ 20 đến 30 gram chất xơ cho một ngày. Cần lưu ý khi nạp chất xơ, bạn không được ăn đột ngột một lượng lớn thực phẩm rau củ, trái cây để bổ sung đủ chất xơ. Khi bổ sung quá đà, nhanh quá điều này sẽ gây nên hiện tượng bị đầy hơi.

Bất cứ thực phẩm gì khi bổ sung vào cơ thể cũng cần có thời gian để thích nghi, bạn cần ăn vừa đủ sau đó tăng dần khẩu phần rau xanh, trái cây cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, cần uống đủ nước, nếu không thích uống nước lọc có thể thay thế bằng các loại nước thực vật vừa đảm bảo lượng nước lại vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như: dưa leo, dưa hấu, dưa gang, cà chua,...

2. Nước tiểu bị nặng mùi, sậm màu

Nguyên nhân chủ yếu khiến nước tiểu bị nặng mùi và sậm màu là do uống quá ít nước, uống không đủ nước để cung cấp cho cơ thể. Uống ít nước còn gây hiện tượng khô da, hơi thở bị hôi và ảnh hưởng đến khả năng thải độc của thận.

Mỗi người tùy vào chiều cao và trọng lượng cơ thể cần bổ sung cho mình một lượng nước vừa đủ mỗi ngày. Khi không muốn uống nhiều nước lọc bạn có thể bổ sung nước uống bằng cách uống thêm canh trong bữa cơm hoặc thay thế bằng các loại nước ép hoa quả tùy thích vừa bổ sung đủ nước, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Đàn ông cần uống nhiều nước hơn so với phụ nữ. Ngoài việc uống đủ nước cần hạn chế sử dụng các loại nước uống có ga, soda, cafe có đường hay nước tăng lực. Những loại nước uống này không có lợi cho sức khỏe.

3. Bị thiếu máu

Tình trạng ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến bạn bị thiếu máu.

Muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của cơ thể, mọi người cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: rau bina, các loại đậu, các món từ đậu và thịt đỏ.

Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc những bệnh gì? - Ảnh 3.

Bổ sung thịt đỏ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra - Ảnh Internet

Ngoài ra, người bị thiếu máu có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, muốn bổ sung các loại thực phẩm này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng bổ sung an toàn.

Muốn bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần có trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân mình. Không nên chỉ ăn uống theo sở thích mà biến thói quen ăn uống không khoa học và thiếu lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm, ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt 4 căn bệnh ở trên.

4. Bệnh loãng xương

Nếu ăn uống không đủ chất, dinh dưỡng và nước không đủ sẽ gây ra bệnh loãng xương. Loãng xương là tình trạng xảy ra khiến xương giòn và dễ gãy hơn.

Ngoài yếu tố dinh dưỡng sẽ gây nên bệnh loãng xương thì thói quen uống nhiều rượu bia, ăn uống không đủ canxi, vitamin D cũng sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương.

Để phòng ngừa tình trạng loãng xương xảy ra bạn có thể bổ sung cho cơ thể những nguồn canxi tốt từ trong sữa, các loại trái cây có múi như cam, quý, mít hoặc mận và kiwi. Tuy nhiên, đối với vitamin D thì việc lựa chọn bổ sung hay không cần phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt của cơ thể.


Tác giả: Nắng Mai