Ăn trái cây cho dương tính sai khi đo nồng độ cồn: những loại thực phẩm nào làm sai kết quả?

Ăn trái cây cho dương tính sai khi đo nồng độ cồn: những loại thực phẩm nào làm sai kết quả?
Kể từ 1-1-2020, quy định “Đã uống rượu bia thì không lái xe” bắt đầu có hiệu lực. Đây là quy định đúng để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, thông tin về những loại thực phẩm cho kết quả dương tính sai khi đo nồng độ cồn làm nhiều tài xế hoang mang. Vậy ảnh hưởng của chúng là như thế nào?

Theo Nghị định Chính phủ số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người đi xe máy có từ 0 – 0.24ml cồn/l khí thở sẽ bị từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm. Con số này với lái xe ô tô là 4 triệu đến 6 triệu đồng. Một con số đủ mức răn đe. Nhưng điều này cũng khiến một số tài xế bây giờ cảm thấy ái ngại khi ăn vải, sầu riêng, thậm chí là uống siro ho vì cũng có thể khiến hơi thở bị cồn.

Tại sao các máy đo nồng độ cồn lại đưa ra kết quả sai?

Máy đo nồng độ cồn dựa tính dễ bị oxy hóa của cồn etylic, thành phần chính trong rượu. Các máy đo nồng độ cồn bằng hơi thở sử dụng chất oxy hóa mạnh, rất nhạy với cồn để kiểm tra trong hơi thở của người sử dụng có cồn hay không. Đây là kiểm tra sơ bộ ban đầu và không biết được trong máu bạn có cồn (bạn đang say) thật hay không?

đo nồng độ cồn

Tại sao những loại trái cây như vải, sầu riêng, nho, táo, thậm chí là bánh mỳ trắng có thể làm sai kết quả kiểm tra nồng độ cồn? Nguyên do là bởi thực phẩm chứa nhiều đường này đã bị lên men thành cồn trong đường tiêu hóa của bạn. Đây được gọi là hội chứng tự lên men.

Hội chứng tự lên men là trạng thái bình thường vì chúng ta có sẵn men vi sinh, loại dùng để lên men rượu bia ở trong ruột hoặc ăn chúng, ví dụ như men còn sống trong bánh mỳ. Khi ăn những loại trái cây hay thực phẩm chứa nhiều đường, một phần đường không kịp tiêu hóa sẽ bị lên men rượu.

Lượng cồn sinh ra này rất nhỏ không hấp thụ qua thành ruột vào máu và bay hơi ngược trở lại miệng qua thực quản, khiến cho hơi thở bạn có mùi rượu. Sai lệch càng dễ xảy ra khi bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Với những người bị trào ngược dạ dày thực quản, khí cồn di chuyển từ dạ dày lên cổ họng, không phải phổi.

Một số loại thực phẩm khác lại chứa nguyên liệu là cồn ngay từ trong sản phẩm như siro ho hay xịt thơm miệng cũng sẽ làm sai lệch kết quả đo nồng độ cồn. Lượng cồn này rất ít không thể làm chúng ta bị say, nhưng vì chúng vẫn còn lưu lại trong khoang miệng và đường tiêu hóa.

Những loại thực phẩm làm sai lệch kết quả kiểm tra nồng độ cồn

Phải nhắc lại, lượng cồn rất nhỏ chứa trong hoặc được tạo ra từ những thực phẩm này trong quá trình tiêu hóa không đủ để làm giảm khả năng quan sát và xử lý tình huống của bạn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp tình ngay lý gian, tốt nhất bạn hãy cân nhắc những thực phẩm này trước khi ăn chúng:

Các loại bánh bột mỳ

pizza-kitchen-recipe-rolling-pin-9510

Nấm men trong bánh là nguyên nhân gây hội chứng tự lên men rượu

Thành phần chính trong các loại bánh bột mỳ như bánh mỳ, pizza hay các loại bánh ngọt là nấm men. Chúng được dùng vì quá trình lên men làm bột nở ra, xốp bánh mà ngon hơn và chúng cũng gây ra quá trình lên men rượu. Một lượng rất nhỏ bột bánh còn lưu lại trong khoang miệng cũng có thể cho kết quả sai khi đo nồng độ cồn.

Giấm

Nếu bạn dùng giấm để trộn gỏi (nộm) hay pha nước mắm thì bạn cũng nên cẩn thận. Chúng rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn có biết giấm được lên men từ rượu không? Có thể sẽ còn một chút cồn lưu lại trong giấm, dĩ nhiên chúng không nhiều nhưng có thể khiến bạn mất thời gian trình bày với cảnh sát giao thông đó!

Hoa quả và nước ép hoa quả

sầu riêng làm sai kết quả đo nồng độ cồn

Sầu riêng là loại quả gây sai lệch kết quả đo nồng độ cồn cao nhất

Như đã giải thích ở trên, hoa quả chứa nhiều đường như vải, sầu riêng, nho, táo, v.v.. có thể lên men và gây sai lệch kết quả đo nồng độ cồn. Những loại nước ép hoa quả cũng cho kết quả tương tự. Đặc biệt những loại đóng chai thường cho thêm một lượng đường vào để kích thích vị giác, khiến chúng ngon hơn những cũng đồng nghĩa là nhiều đường có thể lên men thành rượu hơn.

Siro ho, xịt họng hay xịt thơm miệng

Những sản phẩm này đều chứa cồn trong thành phần. Chúng thường rất ít và thường không đi xuống đến ruột để hấp thụ vào máu của bạn được nhưng việc lưu lại ở khoang miệng lại khiến bạn gặp vấn đề.

Làm gì khi kết quả kiểm tra nồng độ cồn của bạn bị sai?

Nếu bạn có ăn một số loại thực phẩm kể trên, hãy ngồi nghỉ 15 – 30 phút trước khi tham gia giao thông trở lại. Súc miệng và nhai kẹo cao su không đường cũng làm sạch các mảng bám thức ăn thừa có thể lên men trong miệng.

Nếu kết quả đo nồng độ cồn bằng hơi thở của bạn bị dương tính trong khi bạn không uống 1 giọt rượu bia nào, hãy bình tĩnh giải thích với cán bộ cảnh sát giao thông trường hợp của bạn và xin kiểm tra lại sau 15-20 phút nữa. Bạn nên xúc miệng, họng sạch sẽ, yên tâm nếu hơi cồn là từ máu chuyển hóa qua phổi thì bạn xúc miệng bao nhiêu cũng không hết được đâu.

Nếu kết quả kiểm tra lần 2 vẫn sai, hãy yêu cầu kiểm tra lại bằng máu, dù sẽ mắt thời gian nhưng sẽ cho kết quả chính xác nhất và bạn sẽ không bị phạt oan và mất bằng lái 2 năm.


Tổng kết

Thực tế thì cảnh sát giao thông sẽ không dừng xe bạn một cách bất ngờ để kiểm tra hành chính và đo nồng độ cồn nếu bạn lái xe an toàn và tỉnh táo. Vậy nên, dù vẫn cần chuẩn bị để xử lý tình huống khi cần thiết, bạn không cần quá lo hay kiêng khem quá nhiều lúc ăn uống.

Hãy nhớ, đã uống rượu bia thì không lái xe!

Tác giả: Hoàng Lân