Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Công dụng bất ngờ của rau diếp cá

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Công dụng bất ngờ của rau diếp cá
Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Thực tế, rau diếp cá có rất nhiều công dụng không chỉ đối với người lớn, trẻ nhỏ mà còn đối với cả bà bầu. Tìm hiểu bài viết dưới đây để có giải đáp chính xác.

Trong Đông Y, rau diếp cá còn có tên gọi khác là ngư tinh thảo, là một loại rau phổ biến ở vùng nhiệt đới, có tính thanh nhiệu rất cao. Từ lâu đời, người ta đã biết đến rau diếp cá như một loại rau gia vị giúp tăng mùi vị món ăn, kích thích hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng cho mỗi bữa ăn.

Vậy bà bầu ăn rau diếp cá được không? Hiện nay nhiều phụ nữ khi mới mang thai cũng thường sử dụng rau diếp cá để điều trị một số bệnh lý thông thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Bà bầu ăn rau diếp cá được không?

Diếp cá là loại cỏ nhỏ, cây mọc quanh năm, thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ diếp cá rất nhỏ mọc ở các đốt ra, lá mọc cách, hình tim, có bẹ, đầu hơi nhọn hoặc nhọn hẳn. Khi hái diếp cá vào buổi sáng hoặc vò nát có mùi tanh như mùi cá. Đây là giống cây thảo cao 15 - 50cm, thân màu lục hoặc tím, cây mọc đứng cao 40cm, có thể có ít lông hoặc nhiều lông.

Hoa của diếp cá nhỏ có hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, phía trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Khi kết quả, quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Diếp cá có mùa hoa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc khoảng tháng 8 và mùa quả bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10.

Rau diếp cá còn có tên gọi khác như giấp cá, ngư tinh thảo và đặc biệt dễ kiếm ở các chợ lẻ tại Việt Nam. Diếp cá là loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày, cũng là đồ uống có dược tính cao góp phần ngăn ngừa một số bệnh thường gặp.

PGS.TS Dương Trọng Hiếu cho biết trong Đông Y diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Trong các tài liệu y học cổ truyền diếp cá được lưu truyền lại với rất nhiều công dụng khác nhau cho người lớn, trẻ em và đặc biệt có tác dụng rất tốt cho bà bầu.

rau-diep-ca

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Bà bầu ăn rau đắng được không?

Mẹ bầu nên ăn trái cây gì và vào thời gian nào? 

"Bà bầu có ăn được rau diếp cá không?", câu trả lời là có. Không chỉ ăn được diếp cá mà bà bầu còn uống được nước rau diếp cá. Diếp cá cực tốt đối với sức khỏe của bà bầu khi không chỉ hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh mà diếp cá còn là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin D và giàu protein. Vì thế, diếp cá được mọi người sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ cơ thể.

2. Tác dụng của rau diếp cá đối với bà bầu

Nhiều bà bầu thắc mắc rằng ăn được rau diếp cá vậy bà bầu có nên uống nước rau diếp cá không, câu trả lời chắc chắn là có. Ăn rau diếp cá hay uống nước rau diếp cá đều đem lại những lợi ích tích cực cho bà bầu. Cùng khám phá 5 hiệu quả bất ngờ mà rau diếp cá đem lại.

2.1. Trị táo bón

Táo bón là hiện tượng thường gặp trong thời gian mang thai, gây ra nhiều khó chịu không đáng có cho bà bầu. Ăn rau diếp cá khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tốt hơn tình trạng táo bón.

Ngoài ăn rau diếp cá, mẹ bầu có thể áp dụng bài thuốc từ rau diếp cá sau: lấy diếp cá đã sao khô (10-15g) hãm với nước sôi, uống thay nước hàng ngày, sau khoảng 10 ngày, sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

nuoc-uong-rau-diep-ca

Nước uống rau diếp cá tốt cho bà bầu - Ảnh Internet

Ngoài uống nước pha rau diếp cá, mẹ bầu cũng nên ăn thêm các loại rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

2.2. Chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ là do bị táo bón kéo dài. Khi bị táo bón, mẹ bầu rất khó khăn trong đại tiện, thường kèm theo những cơn đau buốt và hiện tượng chảy máu trong. Tính mát của rau diếp cá sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón, khi đó đại tiện không còn là "cực hình" nữa.

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Công dụng bất ngờ của rau diếp cá

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Tính mát của rau diếp cá giúp cải thiện tình trạng táo bón của bà bầu - Ảnh: Internet

Nếu có tiền sử bị trĩ nặng, sưng đau và chảy máu, mẹ bầu nên ăn rau diếp cá khi mang thai kết hợp sử dụng bài thuốc sau: Giã nát lá rau diếp cá và lá hoa hòe (mỗi thứ 40g), đắp và băng cẩn thận lên vết thương cho bà bầu, để bà bầu nằm nghỉ tại chỗ.

Đồng thời dùng 30g diếp cá tươi, 20g cỏ mực, 16g hoa hòe (đã sao vàng), 12g ngân hoa, 12g phòng sâm, 12g đương quy, 12g thăng ma. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, săc liền 3 ngày, sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

2.3. Chữa chứng đái dắt, đái buốt

Khi mang thai, em bé trong bụng gây áp lực lên bàng quang dẫn đến hiện tượng đái dắt, đái buốt ở bà bầu.

Để cải thiện tình trạng trên, mẹ bầu chỉ cần thực hiện theo bài thuốc sau là được: 20g diếp cá, 40g rau má, 40g bông má đề, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước uống. Ngày uống 3 lần, duy trì đều đặn trong 7 - 10 ngày để cảm nhận hiệu quả.

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Công dụng bất ngờ của rau diếp cá

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Ăn rau diếp cá giúp bà bầu giảm tình trạng đi đái dắt, đái buốt - Ảnh Internet

2.4. Viêm đường tiết niệu

Khi mang thai, nhiều bà bầu gặp phải bệnh viêm đường tiết niệu. Để chữa trị bà bầu cần 30g rau diếp cá, 20g xa tiền thảo, 30g rau má, 24g râu ngô, 20g lá tre, đem đi sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 thang là được.

Dù vậy, các bác sĩ vẫn khuyên mẹ bầu nên đi khám để có biện pháp chữa trị an toàn nhất.

2.5. Hạ sốt hiệu quả

Bà bầu có nên uống nước rau diếp cá không, câu trả lời sẽ có khi bà bầu bị sốt. Thực tế, bà bầu được khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh. Vậy khi bị sốt, phải làm sao? Đơn giản, lấy lá rau diếp cá, giã nát, chắt lấy nước uống, nước uống rau diếp cá mang lại hiệu quả hạ sốt cho mẹ bầu không kém gì thuốc.

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Công dụng bất ngờ của rau diếp cá

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? Hạ sốt cho bà bầu bằng nước rau diếp cá - Ảnh Internet

Tuy nhiên để chắc chăn đúng bệnh, không sai sót gây mất an toàn, bà bầu nên đến các cơ sở y tế thăm khám, nghe bác sĩ tư vấn và tìm cách điều trị.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bà bầu giải đáp thắc mắc cho câu hỏi "Bà bầu ăn rau diếp cá được không?" Ngoài ra, rau diếp cá còn có những công dụng cực kỳ tốt đối với mẹ bầu. Những chia sẻ hữu ích của trên sẽ giúp các bạn điều trị bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên để chắc chắn, các bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và chuẩn đoán đúng bệnh. Chúc các bạn luôn có được một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

Tác giả: Yến Anh