Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp hay các món nướng lẩu đều được thêm vào rất nhiều gia vị, nhất là muối. WHO cảnh báo, việc ăn quá nhiều muối vượt ngưỡng cho phép cực kì có hại đối với cơ thể, nhất là với những người đang mắc bệnh tim mạch.
Ngưỡng tối đa lượng muối mà người trưởng thành được phép ăn hàng ngày là khoảng 5gram. Nhất là vào mùa đông, khi cơ thể không vận động quá nhiều, lượng mồ hôi tiết ra ít dẫn tới quá trình đào thải muối ra khỏi cơ thể cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Chính vì thế, ăn quá nhiều muối vào mùa đông chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe. Bạn có thể tham khảo Cách giảm tác hại của muối trong chế biến hàng ngày nhưng đừng quên tránh những thực phẩm có lượng muối lớn để bảo vệ sức khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu thì lượng muối mà bạn hấp thụ mỗi ngày sẽ được đào thải thông qua nhiều hoạt động như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,.. Vì thế có thể nói việc chúng ta không đổ mồi hôi vào mùa đông sẽ khiến lượng muối hấp thụ bị giữ lại trong cơ thể, dẫn tới bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Chưa kể tới, những người gặp vấn đề liên quan tới rối loạn chức năng tâm thất trái (LV) thường có biểu hiện bơm máu kém sẽ dẫn tới nguy cơ bị quá tải chất lỏng từ đó dẫn tới nguy cơ bị suy tim sung huyết vào mùa lạnh.
Ăn quá nhiều muối có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, ngoài những biểu hiện có thể xuất hiện ngay lập tức thì có thể dẫn tới những bệnh lý về lâu dài. Cụ thể như sau:
Nếu ăn quá mặn, huyết áp có nguy cơ tăng cao do natri trong muối làm tăng tính thẩm thấu của tế bào từ đó những ion Natri sẽ di chuyển nhanh chóng vào các tế bào cơ trơn ở thành mạch và gây trữ nước, tăng trương lực ở thành mạch dẫn tới co mạch, sức cản ở ngoại vi tăng và huyết áp cũng vì thế mà tăng theo.
Một báo cáo từ WHO cho biết, có khoảng 62% các ca bị đột quỵ não đều có thói quen ăn đồ ăn mặn thường xuyên.
Thường thì ăn nhiều muối sẽ dẫn tới việc uống nhiều nước. Từ đó mà chu trình tuần hoàn máu tăng lên, tim cũng phải làm việc nhiều hơn. Nếu như thói quen ăn mặn kéo dài sẽ khiến tâm thất trái bị to lên và gây ra suy tim.
Ngoài ra suy tim còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác, bạn có thể tìm hiểu về Nguyên nhân gây suy tim trong bài viết sau.
Cũng liên quan tới vấn đề ăn quá nhiều muối sẽ cần phải uống nhiều nước. Lúc này thận sẽ bị làm việc quá tải để có thể lọc máu.
Một nghiên cứu đã chỉ ra Ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu của Nhật Bản đã chứng minh việc thường xuyên ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tương tác với vi khuẩn HP - đây là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng hay các vấn đề khác.
Đồng thời việc ăn mặn cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị với bệnh nhân đang bị ung thư dạ dày.
Có một vài tác hại tới sức khỏe nếu ăn quá nhiều muối mà bạn có thể thấy ngay chẳng hạn như mặt bị sưng phù do bị tích nước; dạ dày bị khó chịu, ợ hơi; môi khô hanh; vị giác bị ảnh hưởng; nổi mụn trứng cá; mất ngủ,...
Bước đầu tiên để giảm lượng muối bạn tiêu thụ vào mùa đông chính là hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn. Những loại bánh quy giòn, bánh quy mặn, xúc xích, thịt hộp,... chắc chắn có chứa lượng muối cần nạp nhiều hơn khuyến cáo do natri đóng vai trò như chất bảo quản để thực phẩm có thể giữ được lâu hơn.
Bữa ăn của bạn có thể tăng thêm gia vị nhờ những thảo mộc như tiêu chanh, húng,... Hãy nhớ rằng, ăn ít muối không có nghĩa là ăn ít hương vị.
Hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn ngoài đều có hàm lượng natri khá cao. Muối làm cho thực phẩm ngon, do đó các đầu bếp có xu hướng sử dụng nhiều. Tìm hiểu những món ăn có hàm lượng natri thấp nhất và lựa chọn chúng.
Nguồn tham khảo: https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/diet/why-should-you-have-less-salt-during-winters-easy-tricks-to-do-that/articleshow/80172217.cms