Cơm trắng (gạo) là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, đặc biệt là với người Việt. Cơm, gạo cung cấp năng lượng và vitamin cho con người, tuy nhiên ăn nhiều cơm có tốt không? thì không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác.
TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết rằng, đa số người Việt đều có thói quen ăn nhiều cơm. Ăn cơm giúp no lâu và có đủ sức khỏe để hoạt động trong cả ngày.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Do đó, ăn nhiều cơm có thể trở thành nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao. Đây còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như chất lượng sống.
Vậy ăn nhiều cơm có tốt không? thì câu trả lời là Không.
Thực tế, việc ăn nhiều cơm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số trường hợp phải cắt giảm lượng cơm tiêu thụ như người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì,...
Dưới đây là những tác hại khi ăn nhiều cơm trắng mà chúng tôi đã tổng hợp, bạn đọc có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ ăn của mình.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen sử dụng nhiều cơm trắng tại các quốc gia Châu Á chính là một trong những thói quen xấu gây nên bệnh tiểu đường. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng đầu tiên có thể kể tới chính là khi sử dụng quá nhiều cơm trắng chúng sẽ sản sinh ra đường glucose, nếu bạn là người ít vận động thì lượng đường glucose này sẽ bị tích tụ gây nên bệnh lý đái tháo đường.
Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng được các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard chỉ ra trong một nghiên cứu được thực hiện trên 350.000 người trong 20 năm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sử dụng một bát cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên 11%. Đây cũng là lý do vì sao những nước Châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường cao hơn các nước Châu Âu.
Một nghiên cứu về tác hại khi ăn nhiều cơm trắng tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
Ăn cơm trắng nhiều có tốt không thì câu trả lời vẫn là không. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng còn thể hiện ở việc bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì hay rối loạn lipid máu.
Ăn quá nhiều cơm có tốt không? Rõ ràng là không, ăn quá nhiều cơm còn được biết đến là một trong những nguyên nhân gây béo phì.
Một chế độ ăn kiêng có chứa quá nhiều gạo trắng được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cơm trắng là ngũ cốc tinh chế chúng được hấp thu nhanh hơn khi đưa vào cơ thể. Đồng thời, sử dụng quá nhiều cơm trắng cũng khiến bạn dư thừa nguồn năng lượng có thể gây nên chứng béo phì.
Đọc thêm bài viết: Cơm nếp bao nhiêu calo? Giải đáp những thắc mắc liên quan đến cơm nếp không phải ai cũng biết.
Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải hay làm việc chậm chạp hơn thì có thể do bạn đang ăn quá nhiều cơm trắng trong bữa ăn trước đó. Khi bạn ăn quá nhiều cơm trắng, một phần số cơm này sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, phần năng lượng dư thừa còn lại sẽ bị tích tụ tại các nhóm cơ. Nguồn năng lượng lớn tích tụ vào các nhóm cơ khiến chung bị dư thừa năng lượng, giảm vận động.
Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi tâm trạng. Khi bạn ăn quá nhiều cơm cơ thể bạn sẽ phải tiết ra nhiều hormone insulin hơn để ổn định được đường huyết trong máu, Hoocmon insulin quá cao trong máu sẽ khiến bạn dễ cáu gắt, thậm chí là không kiểm soát được hành động của mình, một số trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm lí nghiêm trọng.
Cho dù nguồn năng lượng do cơm trắng cung cấp cho cơ thể dư thừa, nhưng nếu bạn ăn không đầy đủ các nhóm chất có thể khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn, điều này khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình.
Đói giả là tình trạng bạn ăn no nhưng vẫn muốn ăn tiếp, đây là cảm giác xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày, điều này khiến cân nặng của bạn tăng nhanh đồng thời bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cao huyết áp,…
Tuyệt đối không lầm tưởng cho rằng, ăn nhiều cơm trắng gây hại cho sức khỏe mà không ăn cơm. Thực tế, không ăn cơm có sao không thì câu trả lời là có.
Không ăn cơm có tác hại gì đối với sức khỏe con người?
Như đã biết, gạo trắng là thực phẩm không lành mạnh vì chứa ít dinh dưỡng và nhiều carb. Tuy nhiên, thực đơn hằng ngày không thể thiếu gạo trắng. Nếu không ăn cơm sẽ gây ra các tác hại sau:
- Gây suy giảm trí nhớ.
- Không ăn cơm gây mất ngủ.
- Không ăn cơm còn gây mất tập trung.
- Dễ bị hạ đường huyết nếu không ăn cơm.
- Cơ thể bị suy nhược.
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng cơm trắng cơ thể cần sẽ được tính dựa trên chiều cao, cân nặng, thể trạng và công việc hàng ngày của bạn. Để có thể hiểu đơn giản, bạn có thể quy ước:
- 1 chén cơm = 60g tinh bột
Nếu bạn là nữ, thể trạng bình thường, làm công việc nhẹ nhàng thì mỗi bữa bạn có thể ăn 1 bát cơm nhỏ.
Nếu bạn là nam, thể trạng bình thường thì mỗi bữa bạn có thể ăn 1.5 bát cơm nhỏ. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc nặng nhọc thì có thể ăn tăng thêm 0.5 bát cơm/1 bữa chính.
Trong bữa ăn, thứ tự ưu tiên sẽ là: rau củ, hoa quả -> uống nước canh -> ăn cơm. Việc ăn rau củ hoa quả và uống nước canh trước sẽ tạo có bạn có cảm giác lưng bụng, do đó làm giảm sự thèm ăn. Chất xơ trong rau củ, hoa quả cũng làm chậm quá trình hấp thu đường từ tinh bột, từ đó làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Nếu bạn ăn lượng cơm vừa đủ thì bạn sẽ không hề bị béo. Tình trạng béo phì xảy ra là do bạn ăn quá nhiều cơm hoặc ăn quá nhiều chất béo khác từ thịt, cá, trứng, sữa,...
Một người bình thường chỉ cần ăn từ 2-3 chén cơm/ngày là đã đủ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và không hề sợ béo.
Phần lớn những người béo phì là những người ăn quá nhiều tinh bột (gấp đôi mức cho phép), bên cạnh đó họ còn ăn nhiều món chứa dầu mỡ và tinh bột, họ cũng lười tập thể dục nên dẫn đến tình trạng mỡ tích tụ trong cơ thể, khiến cơ thể bị béo và trở nên nặng nề.
Vậy ăn nhiều cơm có tốt không? thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn vẫn không thể bỏ cơm ra khỏi bữa ăn hằng ngày. Hãy cân đối dinh dưỡng và lượng cơm cơ thể cần để đảm bảo dinh dưỡng, sức khoẻ.