Ăn ngọt bị đau đầu hay ăn đường bị đau đầu có nhiều nguyên nhân. Khi nhắc đến những sự cố sức khỏe do ăn đường chẳng hạn như ăn ngọt bị đau đầu thì lượng đường trong máu thường là nguyên nhân cơ bản.
Dưới đây là những thông tin về mối liên hệ giữa lượng đường máu và cơn đau đầu mà bạn có thể tham khảo:
Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) có thể dẫn tới một loạt các triệu chứng bao gồm đau đầu và đau cơ. Những người đang sử dụng thuốc điều trị insulin cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn.
Sự dao động về lượng đường gây ra sự thay đổi nồng độ hormone. Các hormone cụ thể có thể bị ảnh hưởng bao gồm epinephrine và norepinephrine. Những thay đổi này làm cho các mạch máu trong não giãn ra (mở rộng hơn). Đau đầu do hạ đường huyết được mô tả là cơn đau âm ỉ hoặc nhói lên ở vùng thái dương.
Hạ đường huyết xảy ra khi nào?
Hạ đường huyết còn được gọi là lượng đường trong máu thấp là khi lượng đường trong máu (glucose) của bạn giảm dưới mức bình thường, thấp hơn 3,9 mmol/l (<70mg/dl). Khi nồng độ glucose máu thấp < 1,7 mmol/L (30 mg/dL) thì được gọi là hạ đường máu nặng.
Triệu chứng hạ đường huyết là gì?
- Cảm giác chân tay run rẩy
- Lo lắng, hồi hộp
- Đổ mồ hôi, ớn lạnh
- Thường xuyên khó chịu, thiếu kiên nhẫn
- Tim đập nhanh
- Cảm thấy chóng mặt, choáng váng
- Buồn nôn, nôn
- Da xanh xao
- Buồn ngủ
- Cảm thấy yếu hoặc không có năng lượng
- Mờ/ suy giảm thị lực
- Ngứa hoặc tê ở môi, lưỡi hoặc má
- Nhức đầu
- Co giật.
Đọc thêm:
- Chóng mặt và buồn nôn khi tắm do đâu? Nên làm gì khi gặp tình trạng này?
- Hiện tượng mỏi mắt là gì? Những điều cần biết về hiện tượng đau đầu nhức mỏi mắt
Khi một người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh không thể điều chỉnh lượng đường trong máu một cách tự nhiên và cần sử dụng thuốc, chế độ ăn kiêng hoặc các chiến lược quản lý cuộc sống lành mạnh để kiểm soát.
Nếu không làm được những điều này, lượng đường máu có thể tăng lên quá cao hoặc giảm quá thức và dẫn tới các cơn đau đầu cùng nhiều triệu chứng khác. Nguyên nhân được giải thích là do bản chất bệnh tiểu đường có thể gây ra các tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Chính điều này khiến quá trình lưu thông máu lên não bị thay đổi - và, người bị tiểu đường có nguy cơ đau đầu cao hơn.
Các tổn thương mạch máu cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và não dẫn tới đau nhức đầu. Một cơn đau đầu đột ngột, dữ dội có thể cảnh báo một cơn đột quỵ hoặc vỡ/phình động mạch nội sọ.
Hạ đường huyết có thể xảy ra ở những người ăn không đều đặn hoặc bỏ bữa hoàn toàn. Khi không có đủ thức ăn để chuyển hóa thành glucose, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Ngoài đau đầu, bạn sẽ có cảm giác choáng váng, chóng mặt và thậm chí ngất xỉu.
Hạ đường huyết quá mức (hay còn gọi là hạ đường huyết sau ăn do tăng tiết insulin rất hiếm gặp, có thể xảy ra ở người bình thường và bệnh nhân đái tháo đường) là tình trạng lượng đường trong máu giảm nhanh sau khi ăn (thường là trong vòng 4 giờ).
Khi ăn các loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng, cơ thể bắt đầu sản xuất quá nhiều insulin. Cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất thêm insulin ngay cả khi nó đã tiêu hóa glucose từ bữa ăn đó dẫn tới lượng đường máu giảm nhanh chóng. Điều này có thể do chính loại thực phẩm bạn ăn, do thời điểm bạn ăn hoặc do các yếu tố đi kèm khác gây ra như rượu hoặc một số rối loạn chuyển hóa nhất định.
Hạ đường huyết quá mức cũng có thể gây ra đau nửa đầu. Theo Medical News Today, việc bỏ bữa hoặc ăn các món ngọt thay cho các thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể gây ra cơn đau nửa đầu.
Ngoài 3 nguyên nhân gây hạ đường huyết phổ biến kể trên thì người nghiện rượu, người có khối u hiếm gặp là U tế bào tiết insulin (Insulinoma), người bị thiếu hụt hormone cortisol (gây bệnh Addison,...) hoặc người đang sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường cũng dễ gặp phải tình trạng hạ đường huyết.
Lượng đường trong máu cao (tăng đường máu) có thể xảy ra ở người ăn ngọt quá nhiều, người bị kháng insulin hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Tăng đường huyết xảy ra khi nào?
Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l ( trên 125 mg/dL lúc đói hoặc 180 mg/dL hai giờ sau ăn).
Triệu chứng tăng đường huyết là gì?
- Đau nhức đầu
- Ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn
- Tiểu nhiều hơn
- Khả năng kém tập trung
- Mắt mờ
- Mệt mỏi, yếu cơ
- Các triệu chứng ít gặp khác bao gồm tay chân tê ngứa, rối loạn da (da khô, nếp nhăn đen ở cổ), vết thương lâu lành,...
- Các triệu chứng tăng đường huyết nặng bao gồm đau bụng, giảm cân nhanh chóng, rối loạn hô hấp (thở nhanh, nông, sâu), buồn nôn và nôn, mất ý thức,...
Đau đầu do tăng đường huyết ban đầu có xu hướng nhẹ nhưng cơn đau đầu có thể trầm trọng hơn khi lượng đường trong máu tiếp tục tăng hoặc duy trì ở mức cao.
Sự thay đổi lượng đường trong máu đột ngột có thể xảy ra khi một người tiêu thụ đường trong 1 thời gian ngắn và sau đó ngừng ăn trong 1 thời gian - điều này cũng gây ra đau đầu và nôn nao (sugar hangover).
Đau đầu do sự thay đổi đột ngột lượng đường trong máu có xu hướng âm ỉ và đau nhói ở thái dương tương tự như cơn đau đầu do hạ đường huyết điển hình.
Nếu bạn đang có một chế độ ăn nhiều đồ ngọt nhưng bỗng nhiên bạn ăn ít đường hơn bình thường sẽ dẫn tới hiện tượng "đau đầu do cai ngọt". Chẳng hạn như điều này xảy ra vào ngày đầu tiên của chế độ ăn kiêng cần cắt giảm kẹo hay các món có đường khác.
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò thiết yếu trong tâm trạng của bạn, thường thì dopamine cao cho thấy tâm trạng bạn vui vẻ hơn và việc dopamine ít sản sinh hơn khi thiếu đường có thể khiến não của bạn rơi vào trạng thái "tạm dừng" và gây đau nửa đầu. Thay vì cắt giảm đột ngột, hãy giảm dần lượng đường tiêu thụ để giảm triệu chứng này.
Ăn ngọt có thể khiến cơ thể sản xuất và giải phóng thêm insulin khiến lượng đường trong máu bị "sụp đổ" và hạ thấp. Chính điều này gây ra cơn đau nửa đầu ở một số người. Tuy vậy thì mối quan hệ chính xác giữa đau nửa đầu và đường vẫn chưa rõ ràng.
Chứng đau nửa đầu khởi phát khi bị hạ đường huyết có cảm giác dữ dội và đau nhói ở một bên đầu. Cơn đau này có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày.
Hầu hết các cơn đau đầu từ nhẹ tới trung bình đều có thể giảm nhẹ bằng thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi đầy đủ. Đau đầu mãn tính liên quan tới sự thay đổi lượng đường trong máu nên được điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn thường xuyên bị hạ đường huyết, bạn cần ăn uống đúng giờ, tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh và chia thành nhiều bữa nhỏ. Đối với đau đầu liên quan tới bệnh tiểu đường thì cần có các quản lí kiểm soát đường huyết chuyên sâu hơn.
Tuy nhiên nếu bạn ăn ngọt bị đau đầu kéo dài và nghiêm trọng hơn, đây có thể là một vấn đề sức khỏe cần chăm sóc y tế sớm. Việc điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định giúp ngăn ngừa triệu chứng ăn ngọt bị đau đầu cùng các triệu chứng khác.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Does Sugar Consumption Cause Headaches?
2. Can you get a headache from sugar?
3. Does Sugar Cause Headaches?