Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?
Mới đây bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tại Vĩnh Long đã tiếp nhận một bé gái bị sốc phản vệ độ 3 do dị ứng hải sản và cụ thể là do ăn mực. Vậy ăn mực có tốt không, cần lưu ý gì và làm thế nào khi bị dị ứng hải sản để bảo vệ sức khỏe?

Thực tế, khi bị dị ứng hải sản nếu không kịp thời điều trị vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, bác sĩ đưa ra khuyến cáo nếu người bệnh ăn các loại hải sản như mực, tôm,.., xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ hay ngứa và sốt thì cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế uy tín để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.

1. Ăn mực có tốt không?

Sau khi bé gái bị sốc phản vệ độ 3 nhập viện do ăn mực, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu ăn mực có tốt không, mực có thật sự gây hại cho sức khỏe con người?

Bản chất, mực là một loại thực phẩm dễ chế biến với nhiều cách khác nhau. Chưa kể, mực còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người và có tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

- Mực giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt vì trong mực có thể cung cấp một lượng đồng lớn, một chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thu và lưu trữ cũng như trao đổi sắt và hình thành hồng cầu. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu ở con người có thể xảy ra do biểu hiện thiếu đồng.

- Ăn mực có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm khớp do mực chứa lượng selen lớn, selen là chất chống oxy hóa và có tác dụng giảm các triệu chứng của viêm khớp bằng cách kiểm soát các gốc tự do.

Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản? - Ảnh 2.

Mực có thể được chế biến thành rất nhiều món ngon - Ảnh Internet

- Mực còn có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của da, tóc và móng tay, móng chân.

- Không chỉ vậy, mực còn đem lại hiệu quả giảm chứng đau nửa đầu do mực rất giàu vitamin B2.

- Ăn mực có tác dụng củng cố xương, răng vì mực chứa nhiều phốt pho có tác dụng hỗ trợ canxi trong việc xây dựng xương và răng.

- Mực còn tốt cho tim mạch, có tác dụng điều hòa lượng máu và tăng cường miễn dịch với các dưỡng chất như: vitamin B12, B3 và kẽm.

- Ngoài ra, mực còn có tác dụng giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp hiệu quả. Đồng thời, mực cũng giúp giảm huyết áp.

2. Lưu ý gì khi ăn mực?

Như đã biết, mực là thực phẩm đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng và giúp người sử dụng nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, ăn mực đúng cách mới là cách giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khi sử dụng loại thực phẩm này. Vì vậy, có một vài lưu ý khi ăn mực tuyệt đối không được bỏ qua:

2.1. Đối tượng không nên ăn mực

- Người dị ứng hải sản không ăn mực

Mực dù đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên mực có thể gây dị ứng hải sản. Mực là hải sản có thể trở thành nguồn gốc gây dị ứng nhất định cho một số người.

Do đó, nếu phát hiện bản thân dị ứng với mực một cách thường xuyên, hễ ăn mực là dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa,... hay kích ứng da thì cần tránh toàn toàn món ăn này.

Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản? - Ảnh 3.

Người bị dị ứng hải sản không nên ăn mực - Ảnh Internet

- Mực không nên sử dụng cho người mắc bệnh tim mạch hoặc gan mật

Bởi vì mực là loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, vì thế sau khi ăn vào cơ thể nó sẽ làm tăng lượng cholesterol trong mạch máu.

Do đó, những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch hoặc mắc các bệnh gan như gan nhiễm mỡ và sỏi mật, bệnh ở túi mật thì không nên ăn mực vì có thể khiến lượng cholesterol tăng cao.

- Người bị bệnh về dạ dày hay lá lách

Mực là hải sản và sống trong nước, do đó đây là thực phẩm có tính lạnh. Nên sau khi ăn mực, cơ thể bạn sẽ bị lạnh hơn. Người đang mắc các bệnh về dạ dày hoặc lá lách có thể trạng lạnh nếu tiếp tục ăn thực phẩm lạnh có thể khiến cơ thể bị dư thừa hàn khí và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Nên nếu thuộc nhóm người mắc các bệnh về dạ dày hoặc lá lách thì bạn cần tránh hoặc nên hạn chế ăn mực.

- Người mắc bệnh ngoài da không nên ăn mực

Những người mắc bệnh về da không nên ăn mực vì mực có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da và những người mắc một số bệnh như bệnh chàm, phát ban, viêm da thì cần không ăn mực để không làm nghiêm trọng hơn các rối loạn ngoài da.

2.2. Chế biến mực cần lưu ý gì?

Mực là hải sản tươi ngon và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, mực tuyệt đối không được ăn với các trường hợp này:

- Không ăn mực sống hoặc mực chưa được nấu chín kỹ

Đối với mực sống hoặc mực chưa được nấu chín kỹ sẽ xuất hiện thành phần peptide, thành phần này có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi ăn.

Vì vậy, bạn cần đảm bảo làm nóng mực ở nhiệt độ cao cho đến khi nó chín hoàn toàn và không gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản? - Ảnh 4.

Đảm bảo chế biến mực chín, tuyệt đối không ăn mực sống hoặc mực chưa chín kỹ - Ảnh Internet

- Mực không nên ăn nhiều khi kết hợp với bia

Thực tế rất nhiều người ăn mực và uống bia. Đây được biết đến như một thói quen phổ biến của nhiều người nhưng mực kết hợp với bia lại là một điều cấm kỵ.

Các chuyên gia cho biết rằng, dù ăn mực uống bia rất ngon. Nhưng vì mực chứa một lượng lớn chất bismuth và glucosinolates, trong khi bia rất giàu vitamin B1. Nên khi kết hợp mực và bia có thể sẽ thúc đẩy và chuyển hóa chất purine nucleotide và nhiều chất khác trong mực, điều này dễ khiến người ăn mực uống bia dễ mắc bệnh gout, bệnh sỏi và thậm chí còn xuất hiện triệu chứng gây mẩn đỏ toàn thân, sưng, đau và ngứa khó chịu.

3. Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Hải sản như mực là thực phẩm rất dễ gây dị ứng. Đặc biệt đối tượng dễ bị dị ứng hải sản thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi và những người mắc một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm hay phát ban, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng và viêm da cơ địa hay trong gia đình có người có cơ địa dị ứng.

Vậy cần làm gì khi bị dị ứng hải sản đặc biệt các loại hải sản như: tôm, cua, ghẹ, mực,...

Tình trạng dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người có cơ địa không tiếp nhận những loại thực phẩm này. Tuy nhiên, muốn phòng ngừa dị ứng hải sản thì người đã từng có dị wusng với loại nào tốt hơn hết nên tránh dùng lại loại hải sản đó vì sẽ tiếp tục gây tình trạng dị ứng.

Sau khi bị dị ứng, xuất hiện các biểu hiện dị ứng thì cần:

- Gây nôn người bị dị ứng hải sản để loại bỏ chất dị ứng trong thức ăn không tiếp tục phóng thích vào cơ thể thêm nữa. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết: Hướng dẫn gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm.

Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản? - Ảnh 5.

Người bị dị ứng hải sản nặng cần nhanh chóng được đưa tới bệnh viện - Ảnh Internet

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp dị ứng hải sản nặng cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viên để kịp thời sử dụng các loại thuốc chống dị ứng và nhận điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng mà chưa nhận được chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh bị dị ứng hải sản cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước, uống đủ nước sẽ giúp người bị dị ứng hải sản giảm các triệu chứng về dị ứng và có tác dụng thanh lọc cơ thể giúp bạn khỏe mạnh.

Trong đó, việc sử dụng thuốc khi bị dị ứng hải sản có tác dụng làm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng. Quan trọng nhất là chống phản ứng phản vệ.

Những trường hợp bị dị ứng nhẹ sẽ xuất hiện tình trạng mày đay cấp, chảy nước mũi hoặc hắt hơi có thể sử dụng thuốc kháng histamin như: phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin... để giảm triệu chứng.

Trường hợp bị dị ứng nổi ngoài da có thể bôi các loại kem làm dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm,... Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không nên gãi vì có thể làm trầy xước bề mặt da.

Khi xuất hiện các biểu hiện dị ứng hải sản nặng hơn, cần tìm ngay tới bác sĩ để nhận điều trị kịp thời.


Tác giả: Nắng Mai