Cách giảm tác hại của muối khi nấu ăn để phòng tránh ung thư dạ dày

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách giảm tác hại của muối khi nấu ăn để phòng tránh ung thư dạ dày
Một nghiên cứu đã chỉ ra ăn mặn gây ra ung thư dạ dày, hại thận. Vậy làm thế nào để giảm tác hại của muối với cơ thể?

Lượng natri dư thừa có thể gây hại cho sức khỏe vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Các nghiên cứu khoa học thậm chí còn chỉ ra ăn mặn gây ung thư dạ dày và những tác hại vô cùng nguy hiểm đến cơ thể như tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim.

Do thói quen khó thay đổi, ăn mặn ung thư dạ dày vẫn là tác nhân hàng đầu khiến sức khỏe của cơ thể bị ảnh hưởng. Khi chưa thể thay đổi kịp thời thói quen ăn uống, bạn có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn và bổ sung ngay các thực phẩm dưới đây để tránh ăn mặn ung thư dạ dày xảy ra.

1. Quả dứa - thần dược nhiệt đới phòng tránh ung thư

Loại quả này được xem là vị thuốc tự nhiên có tác dụng lợi tiểu và kháng viêm. Các chất dinh dưỡng trong dứa giúp hỗ trợ chức năng tuần hoàn của hệ bạch huyết. Dứa còn chứa đồng và mangan – 2 chất khoáng thiết yếu giúp làm sạch natri dư thừa trong cơ thể.

Ngoài ra, hàm lượng bromelain và vitamin C giúp làm giảm cơ chế viêm xảy ra do sự tích tụ natri dư thừa trong cơ thể có thể ảnh hưởng xấu đến thận.

2. Lá Kinh giới Oregano

Đây là loại gia vị tuyệt vời được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thay thế muối. Như chúng ta đã biết, natri có trong tất cả các loại thực phẩm chế biến hàng ngày như bánh mì. Để giảm hàm lượng muối có trong bánh mì, bạn có thể thêm 1 thìa dầu oliu với một ít lá kinh giới oregano vào các món ăn hàng ngày.

Lá oregano có chứa các beta-caryophyllene (E-BCP), một chất ngăn ngừa cơ chế sưng phù và thúc đẩy tuần hoàn máu.

3. Dâu tây

Ăn dâu tây hữu cơ thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của thận mà còn có tác dụng giảm lượng axit uric, cholesterol xấu và ổn định huyết áp.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên ăn dâu tây tươi, tốt nhất không nên ăn mứt dâu tây hoặc nước ép có sẵn trong siêu thị, bởi các loại thực phẩm đóng gói này có chứa hàm lượng natri do các nhà sản xuất thêm vào.

4. Bông atiso

Loại thực phẩm có nhiều ở Việt Nam này có tác dụng cân bằng huyết áp nhờ lượng vitamin dồi dào giúp làm giảm lượng natri dư thừa trong cơ thể.

Hoa actiso cũng phát huy tác dụng tuyệt vời hơn nếu bạn ăn kèm với một ít dầu oliu và nước chanh. Hỗn hợp này có thể giúp thải độc gan và thân nhờ các axit, vitamin và các enzyme có trong 3 loại thực phẩm nói trên.

5. Rau mùi

Rau mùi được xem là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ, bạn có thể thêm loại rau gia vị này vào các món canh hoặc salad để giảm bớt số lượng muối trong thức ăn.

Rau mùi cũng có tác dụng giảm huyết áp và các triệu chứng đi kèm như đau đầu hoặc chứng đau nửa đầu.

6. Tỏi

Muối tỏi là muối gia vị được làm bằng cách trộn tỏi khô (tốt nhất là ở dạng bột) và muối ăn. Muối tỏi thường được làm với tỷ lệ 3 phần muối và 1 phần bột tỏi. Loại muối này có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe.

Ăn muối tỏi giúp giảm huyết áp cao hiệu quả, đồng thời giảm tác hại của natri thừa với cơ thể.

7. Lá củ cải

Lá củ cải có chứa ethyl axetat, hợp chất có tác dụng chống cao huyết áp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thường xuyên ăn lá củ cải sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Bạn có thể nấu canh với lá củ cải hoặc chế biến tùy ý.


Tác giả: TH