Ăn lẩu mùa lạnh cần chú ý những nguyên tắc này nếu không muốn rước thêm bệnh vào người

Ăn lẩu mùa lạnh cần chú ý những nguyên tắc này nếu không muốn rước thêm bệnh vào người
Trời lạnh được quây quần bên nồi lẩu nóng hổi là trải nghiệm thú vị đối với nhiều người. Tuy nhiên nhiều người chưa biết ăn lẩu đúng cách, từ việc kết hợp các loại thực phẩm trong nồi lẩu đến cách chế biến có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc...

1. Thứ tự nhúng của các món ăn

Chế biến một nồi lẩu không quá khó, tuy nhiên hầu hết mọi người thường sai ngay từ bước thứ tự nhúng các món ăn ví dụ như nhúng thịt vào lẩu trước tiên.

Thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Thịt khi nhúng vào nước lẩu thường tiết ra một lớp dầu dày dưới đáy nồi, những chất dinh dưỡng này sẽ chuyển hóa thành một lượng axit béo bão hòa có thể khiến người ăn bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí ngộ độc thực phẩm nếu bụng kém.

Do vậy, ăn lẩu đúng cách là việc chú ý đến thứ tự nhúng của từng món ăn. Nên nhúng khoai tây, rau vào nồi lẩu trước tiên. Nếu bạn uống rượu thì việc ăn thực phẩm chứa tinh bột giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn trước khi ăn.

2. Ăn mỳ nấu trong nước lẩu

Một sai lầm khác mà đại đa số mọi người đều gặp phải đó là nhúng mỳ với nước lẩu. Tuy nhiên cách ăn uống này tương đối phản khoa học và không được khuyến khích.

Chưa bàn đến lợi hại của mì gói, nước lẩu sau khi được nhúng các loại thực phẩm sẽ sản sinh ra một lượng dầu, chất béo, axit amin có thể gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, bụng ấm ách. Nguy hiểm hơn, axit amin có trong thịt, kết hợp với nitrit trong rau nấu chín, đun trong nhiều giờ tạo thành nitrosamine - một loại chất gây bệnh ung thư.

ăn lẩu đúng cách -2

3. Ăn lẩu trong thời gian dài

Thói quen ngồi ăn "lai dai" khi ăn lẩu là thủ phạm gây ra các vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ăn lẩu đúng cách là ăn không quá 2 tiếng. Thời gian ăn lâu vừa khiến hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, vừa khiến thức ăn trong nồi lẩu sản sinh ra nhiều phản ứng không tốt cho sức khỏe.

Ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

4. Đun nước lẩu quá lâu

Nên thay nước lẩu nếu như thời gian ăn quá lâu và đã nhúng nhiều loại thực phẩm. Nước lẩu đun trong thời gian dài làm phá vỡ các vitamin, chất béo trở thành chất bão hòa, gây hại cho tim mạch, huyết áp, làm tăng hàm lượng nitrit trong rau củ. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

5. Những người nên kiêng ăn lẩu

Mặc dù lẩu là món ăn phổ biến của nhiều người, nhất là trong mùa đông. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này. Một số người bị dạ dày nên kiêng lẩu thái chua cay. Chất cay trong nước lẩu có thể gây tổn thương dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra những người có đường tiêu hóa kém cần hạn chế ăn lẩu vì dư thừa đạm có thể gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi, chướng bụng. Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm hoặc mỡ. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu vì nước lẩu nhiều gia vị, không tốt cho thai nhi.

6. Các loại rau không nên nhúng lẩu

Ăn lẩu đúng cách cần chú ý đến việc kết hợp các loại rau củ, các loại thịt để không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Cần hạn chế nhúng các loại rau dễ gây ngộ độc như dọc mùng, giá đỗ, hoa thiên lý, nấm

- Đối với lẩu hải sản: Không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua...có thể gây ngộ độc

ăn lẩu đúng cách1

Một số loại rau ăn kèm có thể gây ngộ độc, khó tiêu nếu như kết hợp tùy tiện - Ảnh minh họa

- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

- Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Đặc biệt chú ý khi ăn lẩu riêu cua.


Tác giả: Ngọc Minh