Mùa lạnh ăn lẩu thì "hết xảy" nhưng ít ai biết mẹo ăn lẩu mà không tăng cân, béo bụng

Mùa lạnh ăn lẩu thì "hết xảy" nhưng ít ai biết mẹo ăn lẩu mà không tăng cân, béo bụng
Mùa lạnh ngồi quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói, thêm một chút thịt, một chút tôm mực và rau củ luôn là thực đơn "hấp dẫn" với nhiều người.

Nước lẩu vốn giàu chất béo và protein nên với câu hỏi ăn lẩu có béo không thì câu trả lời là có. Tuy vậy, vẫn có những mẹo ăn lẩu đúng cách để "xóa tan" nỗi lo tăng cân, béo bụng do ăn lẩu.

1. Lẩu bao nhiêu calo? Ăn nhiều lẩu có hại cho sức khỏe không?

Thành phần của lẩu chủ yếu gồm protein từ các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt cừu, thịt dê cùng hải sản như tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc cùng chất béo từ nước dùng lẩu, từ các loại viên thả lẩu, váng đậu chiên. Ngoài ra còn có các loại rau xanh, nấm và tinh bột từ khoai lang, khoai tây, khoai môn hay đậu phụ, mì tôm, mì udon, bánh đa, bún cùng nhiều loại nước chấm.

Vậy ăn lẩu bao nhiêu calo? Một nồi lẩu cỡ vừa, nguyên liệu cơ bản có chứa khoảng 900 - 1500 calo, thậm chí là tới 2000 calo nếu thêm nhiều nguyên liệu từ đạm và chất béo hơn. Cụ thể, lượng calo trong một số loại lẩu phổ biến có thể kể đến như:

- Lẩu Thái: 1200 - 1500 calo.

- Lẩu bò: 1200 calo.

- Lẩu gà: 900 - 1000 calo.

- Lẩu gà lá é: 1250 calo.

- Lẩu hải sản: 1600 calo.

- Lẩu cua đồng: 1500 - 1600 calo.

- Lẩu chay: 600 calo.

Ăn lẩu có béo không? Mẹo ăn lẩu không gây tăng cân ít người biết đến - Ảnh 2.

Ăn nhiều lẩu có hại cho sức khỏe không? Ảnh: ST

Đọc thêm:

Ốc nhồi: Món ăn dân giã, bài thuốc quý chữa bệnh vào mùa lạnh

Trời se lạnh, làm miếng nem chua rán thì hết xảy nhưng nếu ăn phải nem bẩn thì nguy cơ nhiễm độc là rất cao!

Như đã nói, nồi lẩu bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào lượng nguyên liệu lẩu mà bạn thêm vào. Dựa vào các số liệu đó có thể thấy ăn lẩu có béo không thì là có, lượng calo trung bình của nồi lẩu gần ngang với lượng calo tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày với người trưởng thành khỏe mạnh là 2000 calo. Nên con số này có thể "quá lớn" với người đang cần kiểm soát lượng calo hay kiểm soát đường huyết, lượng natri, chất béo, chất đạm tiêu thụ hàng ngày (đối với người cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, bệnh mỡ máu,...) thì càng cần chú ý hơn.

Vậy ăn nhiều lẩu có hại cho sức khỏe không?

Có. Ăn quá nhiều lẩu và ăn thường xuyên có thể dẫn tới một số tác động tiêu cực với sức khỏe như sau:

- Tiêu thụ quá nhiều muối, chất béo (đặc biệt là chất béo trans), chất đạm: Hàm lượng calo cao đến từ nguyên liệu, gia vị thêm vào nước lẩu và gia vị chấm khiến một bữa lẩu thường chứa nhiều muối, đạm, chất béo. Ăn quá nhiều sẽ gia tăng gánh nặng cho tim, thận, từ đó làm tăng nguy cơ với bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, béo phì,...

- Quá nhiều purin: Thịt bò, thịt cừu, các loại hải sản và nước dùng lẩu (từ gà, xương bò,...) khi tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới nồng độ axit uric trong máu do chứa nhiều purin. Nếu kết hợp với bia, axit uric dễ tích tụ trong cơ thể hơn và giảm khả năng của thận trong việc loại bỏ axit uric trong cơ thể, từ đó có thể gây ra bệnh gút - một dạng viêm khớp do tích tụ tinh thể urat trong khớp.

Ăn lẩu có béo không? Mẹo ăn lẩu không gây tăng cân ít người biết đến - Ảnh 3.

Ăn nhiều lẩu có hại cho sức khỏe không? Ảnh: ST

- Kích thích hệ tiêu hóa: Các loại lẩu cay nóng và nhiều gia vị như muối nếu ăn quá nhiều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu thậm chí tiêu chảy.

- Tăng rủi ro tổn thương thực quản: Lẩu thường được ăn khi còn nóng và đôi khi nhiệt độ của nồi nước lẩu có thể lên tới 120 độ C. Nếu thường xuyên ăn kiểu này trong thời gian dài, thực quản có thể bị tổn thương do niêm mạc thực quản và dạ dày tường chỉ chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 - 60 độ C. Các rủi ro này bao gồm bỏng rát thực quản, bỏng lưỡi, bỏng miệng, đau thực quản khi nuốt, theo The Paper.

2. Hướng dẫn ăn lẩu đúng cách, không gây tăng cân béo bụng

Ngoài việc tìm hiểu xem ăn lẩu có béo không hay ăn lẩu có tăng cân không thì bạn cũng cần chú ý tới việc làm sao để ăn lẩu đúng cách hay ăn lẩu không béo và hạn chế các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe. Cụ thể:

- Thứ tự ăn lẩu: Thứ tự ăn lẩu rất quan trọng, là yếu tố quyết định xem lượng calo mà bạn tiêu thụ trong bữa lẩu là bao nhiêu. Khi ăn lẩu, tốt nhất nên ăn từ rau và đậu phụ, trong đó rau nấm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe còn đậu phụ là protein chất lượng cao lại ít béo, giúp bổ sung đạm lành mạnh cho cơ thể. Tuy nhiên nên chú ý tránh các loại nước chấm có hàm lượng natri cao như nước sốt cay, tương đậu, nước tương,...

Ăn lẩu có béo không? Mẹo ăn lẩu không gây tăng cân ít người biết đến - Ảnh 4.

Ngoài việc tìm hiểu xem ăn lẩu có béo không hay ăn lẩu có tăng cân không thì bạn cũng cần chú ý tới việc làm sao để ăn lẩu đúng cách (Ảnh: ST)

Tiếp đó, nếu đang không biết thời điểm nên uống nước lẩu là khi nào để không có hại thì sau khi nhúng rau và đậu chính là thời điểm nước lẩu ngon nhất cũng dường như lành mạnh nhất. Điều này cũng giúp giảm đáng kể lượng calo tiêu thụ. Các loại nước lẩu có thể uống thường là nước lẩu có vị nguyên bản chưa thêm phô mai, cốt dừa, ớt cay,... như nước lẩu cà chua, nước lẩu chay.

Hơn nữa, tránh uống nhiều nước lẩu sau khi thả thịt và tinh bột vì lúc này, nước sẽ béo, đặc và nhiều muối. Người bị bệnh gút, huyết áp cao và đái tháo đường nên hạn chế uống nước lẩu; người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày nên hạn chế ăn các loại lẩu cay nóng.

Sau đó, bạn có thể ăn các loại tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc chưa tinh chế như khoai môn, khoai tây, khoai lang, bí ngô, củ sen, khoai mỡ, ngô thay thế cho các loại mì tôm ăn liền hay mì udon, mì ống chế biến sẵn.

Và cuối cùng là ăn chất đạm từ thịt, hải sản. Nên ưu tiên các loại hải sản như cá, tôm và sau đó là các loại thịt ít mỡ như thịt gà không da, thịt thăn bò, thịt thăn lợn. Đồng thời nên hạn chế ăn các loại thịt mỡ như thịt ba chỉ, thịt gia cầm chưa bỏ da.

Ăn lẩu có béo không? Mẹo ăn lẩu không gây tăng cân ít người biết đến - Ảnh 5.

Thứ tự ăn lẩu rất quan trọng (Ảnh: ST)

Ăn lẩu theo thứ tự này sẽ giúp hạn chế được lượng calo nạp vào do dạ dày đã được "lấp đầy" bởi chất xơ và tinh bột từ rau củ lúc đầu. Nói cách khác, ăn rau trước rồi mới ăn thịt sẽ khiến cơ thể bạn nhanh no, kiểm soát được lượng tinh bột nạp vào cơ thể, giảm bớt lượng natri tích trữ.

- Chọn nước dùng lẩu: Nước lẩu đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng calo mà bạn tiêu thụ sau bữa ăn. Theo đó các loại nước lẩu được gia giảm với nhiều gia vị và thành phần động vật có thể có lượng calo cao, thay vào đó nên ưu tiên các loại nước lẩu có vị thanh đạm như nước lẩu nấm, lẩu chay, nước hầm gà, nước lẩu từ tảo bẹ.

- Chú ý khi chọn nước chấm: Nước chấm gần như là phần không thể thiếu trên mỗi bàn ăn lẩu. Có rất nhiều loại nước sốt chấm lẩu, từ sốt tiêu, sốt chấm cay, sốt tương đậu tới muối chấm pha chanh/quất. Chọn nước chấm nên ưu tiên từ các thành phần ít đường muối và ít dầu mỡ để không tăng quá nhiều calo và nạp quá nhiều đường muối.

Thay vào đó, bạn có thể chọn nhiều nguyên liệu tươi hơn như củ cải nghiền, hành lá, gừng, tỏi, ớt,… Thận trọng với các gia vị chế biến sẵn, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và hạn sử dụng của sản phẩm.

Ăn lẩu có béo không? Mẹo ăn lẩu không gây tăng cân ít người biết đến - Ảnh 6.

Chọn nguyên liệu nhúng lẩu tươi, chế biến sạch sẽ và để tránh xa thức ăn chính, tránh nhiễm khuẩn chéo gây bệnh (Ảnh: ST)

- Chọn nguyên liệu nhúng lẩu: Như đã nói, nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất béo khi ăn lẩu. Lưu ý các thực phẩm kết hợp dễ gây ngộ độc như tôm, ngao, ốc với mướp đắng, cà chua; cà chua, khoai lang và khoai tây; thịt bò và rau mồng tơi; thịt gà và rau kinh giới.

Ngoài những lưu ý để ăn lẩu không béo kể trên thì muốn ăn lẩu đúng cách bạn cũng cần nhớ, không nên ăn lẩu quá lâu trên 2 tiếng bởi theo thời gian hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục sẽ gây áp lực lên dạ dày cũng như nước lẩu đun quá lâu sẽ sinh ra các chất béo bão hòa dễ tích tụ nitrit từ rau có hại cho sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Sau khi ăn lẩu bạn có thể ăn các món ăn nhẹ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa như:

+ Trái cây có tính mát (kiwi, thanh long, lê, bưởi, lựu, dưa hấu, dâu tây, cam) sau 30 - 40 phút ăn lẩu xong. Cần tránh ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi Sau khi ăn lẩu bạn có thể ăn các món ăn nhẹ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóaăn lẩu có hải sản dễ dẫn tới tích tụ asen trioxide gây ngộ độc cho cơ thể.

+ Uống trà sau ăn lẩu 1 - 2 tiếng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu mỡ. Thận trọng trong việc uống trà ngay sau khi ăn lẩu xong dễ khiến tanin có trong trà kết hợp protein trong thực phẩm tạo các chất cặn khó tiêu, kết tủa và tạo sỏi thận hay có hại cho dạ dày, dẫn tới trào ngược axit.

Ăn lẩu có béo không? Mẹo ăn lẩu không gây tăng cân ít người biết đến - Ảnh 7.

Sau khi ăn lẩu bạn có thể ăn các món ăn nhẹ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa (Ảnh: ST)

+ Uống nước ẩm sau khi ăn lẩu 30 phút để thúc đẩy nhu động ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn cũng như giảm nguy cơ táo bón.

+ Sữa chua sau khi ăn lẩu khoảng 30 phút sẽ giúp tăng cường lượng vi sinh vật có lợi trong ruột để bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột và thúc đẩy bài tiết.

Nhìn chung, với câu hỏi ăn lẩu có béo không hay ăn lẩu có tăng cân không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên việc thực hiện các nguyên tắc ăn lẩu đúng cách sẽ giúp bữa lẩu của bạn ngon hơn, an toàn hơn với sức khỏe. Nếu đang mắc các bệnh mãn tính và dùng thuốc theo đơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm cần tránh để không thêm vào khi ăn lẩu, tránh ảnh hưởng tới triệu chứng bệnh hoặc gây ra các tương tác thuốc không mong muốn.

Nguồn dịch tham khảo: Sohu, Health.udn, The Paper, Cổng thông tin Bộ Y tế Trung Quốc.


Tác giả: Allen