Hiện nay, dịch bệnh diễn ra phức tạp. Do đó, người dân cần chủ động, nhanh chóng, kịp thời tiêm vaccine Covid-19 để sớm có miễn dịch cộng đồng.
Để quá trình tiêm vaccine Covid-19 diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì mọi người dân cần chú ý chuẩn bị một vài thủ tục trước đó như sau:
- Cần chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ chứng minh về độ tuổi, công việc và chứng minh bản thân đang đến lượt, quyền được ưu tiên tiêm vaccine Covid. Chủ động khai báo các thông tin cá nhân có liên quan trên ứng dụng sổ sức khoẻ điện tử khi có yêu cầu.
- Chuẩn bị thêm hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến sức khoẻ nếu như bạn đang tiềm ẩn một vài bệnh lý mãn tính đã điều trị, đang điều trị,... cần có bằng chứng rõ ràng.
- Thời gian tiêm: Chú ý đến địa điểm tiêm chủng đúng ngày và giờ hẹn tránh gây ra chậm trễ, ùn tắc khiến quá trình tiêm vaccine Covid-19 diễn ra lâu. Ngoài ra, cần tuân thủ thực hiện biện pháp 5K.
- Trang phục nên lựa chọn trang phục thuận tiện cho quá trình tiêm chủng ở cánh tay.
- Vị trí tiêm: Nên tiêm ở cánh tay không thuận vì sau khi tiêm vaccine sẽ xảy ra phản ứng đau nhức cánh tay.
- Không nên dùng steroid trước khi tiêm, các chuyên gia y tế đưa ra lời cảnh báo rằng cần tránh sử dụng steriod trước khi tiêm 1 tuần, hiện tại và sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Nguyên nhân không sử dụng steriod vì chất này ức chế và có thể làm mạnh quá trình viêm cũng như làm suy giảm miễn dịch của cơ thể và có thể giảm đáp ứng đối với vaccine Covid-19.
- Không sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc xin. Các chuyên gia y tế cho biết rằng không nên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vaccine Covid-19 vì có thể làm giảm hiệu quả tiêm.
- Chủ động trong quá trình tìm hiểu các thông tin cũng như phản ứng phụ của vaccine Covid-19 trước khi thực hiện quá trình tiêm chủng. Sau thời gian tiêm cần nhớ đợi 30 phút xem có phản ứng hay gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng không. Khi có triệu chứng phát sinh, cần báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Chú ý lưu giữ giấy xác nhận tiêm vaccine và không lái xe sau khi tiêm vaccine để tránh các tình huống bất ngờ xảy ra.
- Bù nước cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết không chỉ hằng ngày mà còn có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa ảnh hưởng khó chịu do vaccine Covid-19 gây ra.
- Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.
Đọc thêm:
12 điều chắc chắn cần biết khi trước khi tiêm vaccine Covid-19
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Hoàng Quốc Tưởng - giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, đã đưa ra lời khuyên rằng người tiêm chủng vaccine Covid-19 cần có giấy tờ khám sàng lọc cũng như cam kết đã tiêm chủng, khai báo thông tin chính xác.
Một vài vấn đề về ăn uống trước và sau khi tiêm, có thể tham khảo thêm tại bài viết: Bạn nên ăn gì trước và sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19?
Ngoài ra, còn 1 vài lưu ý trong ăn uống trước và sau khi tiêm như sau:
- Nên ăn uống đầy đủ trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19.
- Không nên nhịn đói hoặc kiêng ăn trước khi tiêm vaccine Covid-19. Thực tế, có không ít trường hợp sau khi tiêm phòng thì dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do ăn uống không điều độ hoặc nhịn ăn và đang có kế hoạch giảm cân trong thời gian tiêm phòng.
Việc nhịn ăn hay ăn uống không đầy đủ trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc cũng như bản thân người tiêm chủng với các tác dụng phụ sau tiêm dễ xảy ra như chóng mặt, ngất xỉu.
- Không nên uống nhiều rượu bia và cà phê trước khi tiêm vắc xin. Đọc thêm tại Đây!
Ngoài việc ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc vào đêm trước khi tiêm thì người chuẩn bị tiêm vaccine cần giữ tinh thần thoải mái, chủ động, tích cực tuân thủ về theo dõi sau khi tiêm sẽ giúp cho quá trình tiêm ngừa vaccine Covid-19 diễn ra an toàn, hiệu quả hơn.
- Có thể chuẩn bị sẵn các loại thuốc được sử dụng sau khi tiêm như thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol được viện Pasteur khuyến cáo nên mua và sử dụng đem lại hiệu quả giảm sốt, nhức đầu hay tình trạng mệt mỏi, đau nhức sau khi tiêm vaccine Covid-19.
Một vài lưu ý cần phải nhớ sau khi tiêm phòng:
- Sau thời gian tiêm vaccine Covid-19 cần dành thời gian để ngồi nghỉ và chờ 30 phút sau đó để kiểm tra liệu bản thân có đang gặp vấn đề gì với vaccine hay không.
- Trong thời gian chờ tương tác cơ thể với vaccine, cần giữ khoảng cách an toàn.
- Lập tức tìm tới bác sĩ nếu xuất hiện một trong số các triệu chứng như: nổi mề đay, mệt mỏi, tức ngực, bị choáng váng, đau bụng nhiều.
- Cơ chế sau khi tiêm:
+ Sau tiêm sẽ khiến cơ thể bị sốt, điều này khiến cơ thể thiếu nước. Để bổ sung nước, cần uống nước từ từ, ngoài bổ sung nước lọc cần bổ sung thêm các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam giúp cơ thể nhận được vitamin A và vitamin C.
+ Sau tiêm cần ăn uống đầy đủ, đa dạng giúp bạn tăng cường sức khoẻ.
+ Ăn đủ các nhóm cá, thịt, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh giàu chất xơ và các loại trái cây.
- Nếu xuất hiện tình trạng buồn nôn sau tiêm, cần lựa chọn các loại đồ ăn dễ tiêu hoá như súp, cháo,... kèm theo đó là nên chia nhỏ các bữa ăn.
- Sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần là paracetamol có thể kể đến như: Hapacol 650 khi cần sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Chú ý, bác sĩ Tưởng cho biết thêm sau khi tiêm, việc uống hay không uống thuốc giảm đau hạ sốt thực tế đều không gây ra ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của vaccine Covid-19. Tuy nhiên, các trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, cơ thể bị mệt mỏi nếu không kịp thời được hạ sốt còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, khó lường hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc đúng liều lượng, khoảng cách các liều.
- Sau khi tiêm, cơ thể sẽ mệt mỏi do các tác dụng phụ của thuốc. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi, lựa chọn tập thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, không uống rượu bia, không ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán,...
- Đối với các trường hợp sau tiêm chủng xảy ra tình trạng mất ngủ kéo dài, kèm theo đó là bị bồn chồn hoặc xuất hiện các dấu hiệu khác như: hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng tức ngực, khó thở, mạch nhanh, bị tăng hoặc tụt huyết áp, dấu hiệu cơ thể bị co quắp chân tay thì nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế để nhận xử lý kịp thời.
Chuyên gia y tế nói gì trong thời gian tiêm vắc xin ngừa Covid-19?
Vì có nhiều loại vaccine Covid-19 khác nhau nên tâm lý lựa chọn loại vaccine khiến nhiều người lo lắng, lăn tăn. Trước tình trạng này, các chuyên gia y tế cho biết rằng việc chủng ngừa lúc này nên diễn ra càng sớm càng tốt và dù với loại vaccine nào để sớm có miễn dịch cộng đồng, đảm bảo an toàn khi sống chung với dịch bệnh.
Dù đã tiêm chủng nhưng không quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ bộ y tế đưa ra.