Thời gian đầu sau khi nạo VA, vùng vết thương còn nhạy cảm, trẻ khó ăn, khó nuốt. Vì vậy, cha mẹ cần có chế độ ăn uống phù hợp giúp trẻ nhanh hồi phục và không ảnh hưởng đến vết thương. Vậy ăn gì sau khi nạo VA?
Nạo viêm VA là phương pháp sử dụng các dụng cụ hoặc thiết bị để loại bỏ tổ chức VA bị viêm. Nạo VA thường được chỉ định cho những trường hợp:
- VA tái đi tái lại nhiều lần, mỗi lần viêm kéo dài cả tháng và gây ra biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, các rối loạn đường tiêu hóa, …
- VA phì đại quá to khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài và tình trạng không thuyên giảm cho dù đã được điều trị bằng kháng sinh. Đôi khi còn có cơn ngừng thở trong khi ngủ. Hay khi nội soi VA ở độ III hoặc độ IV gây ra hiện tượng bít tắc đường thở của mũi.
Đọc thêm:
- Hướng dẫn cách dùng máy phun sương để làm giảm các triệu chứng bệnh hô hấp
- Làm cách nào để biết trẻ có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay không?
Với trẻ khi vừa trải qua phẫu thuật nạo VA trong những ngày đầu sau mổ có thể là khoảng thời gian khá khó khăn. Sau nạo VA trong vòng 24 giờ đầu, trẻ có thể có biểu hiện choáng váng hay buồn nôn hoặc nôn do ảnh hưởng của thuốc gây mê.
Những ngày đầu sau nạo VA, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ ăn ở chế độ ăn lỏng để ít gây ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Bạn có thể bắt đầu cho bé uống nước khoáng hoặc nước ép, tránh uống nước quá nóng, quá lạnh. Tùy thuộc vào nhu cầu đáp ứng của cơ thể, bạn có thể cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, ví dụ như cháo hay súp.
Lúc này vết thương của trẻ còn đau, vì vậy cha mẹ không nên ép con ăn uống quá nhiều. Nên để con ăn theo nhu cầu của cơ thể.
Sau vài ngày nạo VA, khi trẻ ăn thức ăn dạng lỏng mà không có hiện tượng nôn thì cha mẹ có thể yên tâm rằng cơ thể bé đang dần ổn định hơn. Từ đó có thể chuyển dần sang các dạng thức ăn đặc hơn. Và khi trẻ khỏe có thể trở về chế độ ăn bình thường.
Một số gợi ý về chế độ ăn những ngày đầu nạo VA cho trẻ
Sau khi nạo VA, nên cho trẻ ăn uống những thực phẩm như:
- Nước lọc, bổ sung nhiều để tránh cơ thể mất nước
- Nước táo hoặc nước nho, vừa bổ sung nước lại cung cấp dưỡng chất cho trẻ.
- Oresol
- Cháo hoặc súp.
- Các thực phẩm ít chất béo như thịt, rau mềm, ...
Để đảm bảo quá trình lành bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, sau nạo VA cha mẹ không nên cho trẻ ăn uống những thực phẩm dưới đây:
- Nước cam, nước chanh vì chúng có vị chua và axit có thể khiến trẻ cảm thấy đau hơn
- Thức ăn cứng và đồ ăn nhiều gia vị như bánh mì nướng, khoai tây chiên, các loại bánh cứng, ... Vì loại thực phẩm này dễ làm đau vết thương, làm chậm quá trình lành bệnh.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa thực sự không hề tốt cho trẻ ngay khi phẫu thuật bởi các thực phẩm này dễ gây ứ đọng dịch ở vùng mũi họng.
- Đồ ăn cay nóng có thể ảnh hưởng tới quá trình lành bệnh của vết thương.
- Một số trường hợp trẻ xuất hiện tình trạng chảy dịch ở mũi hoặc hơi thở có mùi là hiện tượng bình thường sau phẫu thuật do đây là biểu hiện của quá trình đang trong giai đoạn liền vết thương.
- Nếu trẻ chảy mũi thì nên chấm bằng khăn mềm, tránh xịt mũi quá mạnh hay lau mạnh trong và ngoài mũi.
- Mặc dù nạo VA nhưng trẻ vẫn cần vệ sinh răng miệng thật tốt. Chú ý không khạc nhổ quá mạnh, nên súc miệng nhẹ nhàng.
- Khi đi ra ngoài hay ở môi trường công cộng cần sử dụng khẩu trang y tế, hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh, ho hay cảm sốt, …
- Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung nạo VA ít gây biến chứng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, sau nạo VA, trẻ có những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được xử lý kịp thời:
- Sốt cao trên 38,5 độ dùng thuốc mà không hạ sốt.
- Trẻ chán ăn, buồn nôn và có hiện tượng chảy máu bất thường ở các vùng mũi, họng.
- Trẻ quấy khóc và có hiện tượng đau họng kéo dài.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ chăm sóc và dinh dưỡng sau nạo viêm VA. Để quá trình hồi phục nhanh chóng, sau nạo VA, cha mẹ nên chú trọng bổ sung đầy đủ dưỡng chất và duy trì sinh hoạt khoa học, điều độ cho trẻ.