Trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch kém, bị suy dinh dưỡng là những đối tượng dễ bị virus sởi tấn công. Chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi đối với người lành. Vậy ăn gì để phòng sởi hiệu quả, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng...tạo điều kiện thuận lợi cho virus sởi tấn công cơ thể. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến người mắc sởi có dấu hiệu phát bệnh nặng và khó điều trị hơn.
Tình trạng chán ăn, rối loạn hệ tiêu hoá, buồn nôn...khiến bạn gặp khó khăn trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng trầm trọng, dễ bị sởi. Đồng thời khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn khi đã bị virus sởi tấn công.
Do đó, để phòng chống sởi hiệu quả bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để trả lời cho câu hỏi ăn gì để phòng sởi? PGS Nguyễn Danh Tuyên đã đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể 4 nhóm thực phẩm gồm: Đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Ăn uống đa dạng, đầy đủ, không kiêng khem. Ăn từ 15 - 20 loại thực phẩm/ ngày.
- Đối với trẻ em đang trong kỳ bú mẹ, nên tăng sữa, ăn nhiều lần trong ngày. Người mẹ cần ăn bổ sung thêm các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ.
- Đối với các người đã bị nhiễm sởi, khó ăn, không ăn được cần phải truyền dinh dưỡng tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
- Sau khi khỏi bệnh vẫn phải đảm bảo cung cấp lượng dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Điều này giúp cơ thể bù đắp được lượng dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình mang bệnh.
Thay vì hoang mang không biết ăn gì để phòng sởi, chúng ta nên bổ sung cho cơ thể tất cả các nhóm thực phẩm cần thiết theo lời khuyên của chuyên gia. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cần được bổ sung cho cơ thể để phòng bệnh hiệu quả.
Bổ sung Vitamin A cho cơ thể là điều cần thiết trong mùa bệnh sởi. Vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, cải thiện tầm nhìn, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
Bổ sung Vitamin A giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh sởi. Đồng thời ngăn cản các biến chứng về mắt có thể xảy ra khi đã bị sởi tấn công.
Bổ sung Vitamin A cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như: Gan, lòng đỏ trứng, các loại củ, quả có màu vàng, đỏ, cam như: Cà chua, cà rốt, bí đỏ...Các loại rau có màu xanh sẫm như: Cải xanh, rau muống, súp lơ xanh, mồng tơi...
Nhóm thực phẩm giàu kẽm là không thể thiếu khi trả lời câu hỏi ăn gì để phòng sởi? Kẽm có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Giúp vết thương mau lành và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời kẽm còn có tác dụng duy trì hoạt dộng của các hệ cơ quan khác.
Cơ thể bị thiếu kẽm chức năng miễn dịch sẽ suy giảm, tạo điều kiện cho virus sởi tấn công. Do đó để phòng tránh sởi bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm: Thịt bò, sữa, lòng đỏ trừng, gan lợn, cá, tôm, đậu nành...
Vitamin C cũng là lời giải không thể thiếu cho câu hỏi ăn gì để phòng sởi. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó tăng khả năng chống lại sự xâm nhiễm, tấn công của virus sởi.
Bổ sung vitamin C giúp người bệnh sởi mau chóng phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Vitamin C có nhiều trong các loại quả: Cam, quýt, xoài, bưởi, dưa hấu, dứa...và các loại rau xanh.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, chúng ta cũng cần chế độ sinh hoạt hợp lý. Hiểu rõ nên ăn gì để phòng bệnh sởi giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Đồng thời giúp bạn phòng tránh bệnh sởi hiệu quả trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp khi mùa dịch bắt đầu.