Trên cơ sở nghiên cứu từ Harvard, ăn đậu phụ thực sự có liên hệ với nguy cơ mắc bệnh tim và giúp làm giảm tình trạng mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Tuy nhiên, lưu ý chỉ ra rằng không phải cứ ăn nhiều đậu phụ thì bạn sẽ không mắc bệnh tim.
Ngoài việc bổ sung cho cơ thể đậu phụ thì bạn cũng cần bổ sung nhiều các loại dưỡng chất hay hoạt động thể chất khác có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tim mạch như tập thể dục, di truyền, lối sống. Vì vậy không nên cho rằng cứ ăn nhiều đậu phụ thì bạn sẽ không bị mắc bệnh tim.
Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham and Women của Mỹ có nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu với hơn 200 ngàn người tham gia thực hiện 3 nghiên cứu về sức khỏe và dinh dưỡng.
Trong khi đó những người tham gia đều không bị ung thư và bệnh tim mạch khi mới bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Để đưa ra kết quả chính xác bệnh nhân cập nhận dữ liệu chế độ ăn uống của họ thông qua các cuộc khảo sát được thực hiện từ 2 đến 4 năm một lần. Dữ liệu về bệnh tim được thu thập từ hồ sơ y tế và các tài liệu khác. Tình trạng tử vong do bệnh tim được xác định dựa vào giấy chứng tử.
Theo đó từ nghiên cứu ở trên đã được công bố trên tạp chí Circulation của Mỹ cho kết quả rằng đối với những người tham gia nghiên cứu ăn đậu phụ nhiều hơn một lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với 18% với những người ăn ít đậu phụ hơn một lần trong một tháng có nguy cơ thấp hơn 12%.
Điều này cho biết rằng giữa đậu phụ có khả năng khiến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Đặc biệt điều này xảy ra ở những phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh hoặc phụ nữ đã mãn kinh và không dùng bất kì hormone nào.
Bản chất trong đậu phụ có nhiều isoflavone, đây là lý do khiến đậu phụ trở thành thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở con người.
Trong khi đó các tác giả nghiên cứu cũng đưa ra lưu ý rằng những quần thể có truyền thống ăn chế độ giàu isoflavone như ở Trung Quốc và Nhật Bản đều có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những người ăn chế độ ăn giàu thịt.
Những loại thực phẩm chứa nhiều isoflavone như: đậu nành non nguyên trái, đậu xanh, đậu răng ngựa hay hạt dẻ cười, đậu phộng,...
Tuy nhiên, đối với sữa đậu nành thường đã qua chế biến và có đường. Do đó nó sẽ trở thành một lựa chọn ít lành mạnh hơn cho mọi người nếu muốn bổ sung thực phẩm này cho cơ thể. Trong khi đó nghiên cứu lại không cho thấy có mối liên quan đáng kể nào giữa việc tiêu thụ sữa đậu nành và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng mối liên hệ giữa việc ăn đậu phụ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhưng nghiên cứu này lại không chứng minh được nguyên nhân.
Vì vậy còn có nhiều nguyên nhân yếu tố khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tim mạch như: tập thể dục, di truyền và lối sống. Vì thế cần thận trọng khi diễn giải các kết quả không vội cho rằng cứ ăn đậu phụ là không bị bệnh tim.