Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Sắn là loại củ được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Vậy ăn củ sắn có tác dụng gì?

Sắn là thực vật thuộc họ dây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Hoa Kỳ, được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sắn là loại cây lâu năm, những chiếc lá giống hình quạt, được chia thành năm đến chín thuỳ. Rễ mọc dài phân nhánh từ thấp đến cao, dễ thích nghi với những khu vực khô hạn và các bãi bùn chua ven sông.

Ngoài ra, sắn có nhiều carbohydrate, phần lớn carbohydrate là từ tinh bột. Sắn được coi là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng thứ tư cho con người. Tuy nhiên, ngoài hàm lượng tinh bột cao, củ sắn còn chứa các chất dinh dưỡng khác như: glucozit xianua, các chất xơ dồi dào (vitamin C, thiamin, axit folic, mangan và kali).

1. Thành phần dinh dưỡng của sắn

Cứ mỗi 100 gram sắn nấu chín có giá trị dinh dưỡng như:

- 191 calo

- Chất đạm: 1,5 gam

- Chất béo: 3 gam

- Chất xơ: 2 gam

- Vitamin C, B6: 20%, 6% giá trị hàng ngày (DV)

- Kali: 6% DV

- Magie: 5% DV

- Đồng: 12% DV

Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ? - Ảnh 2.

Củ sắn có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

9 loại rau củ quả mùa thu, vừa tốt cho sức khoẻ lại phòng tránh nhiều bệnh tật

Ăn nhiều rau củ quả giúp tăng cường sức khỏe tâm thần trẻ em

Củ sắn đặc biệt chứa nhiều vitamin C - loại vitamin quan trọng hoạt động như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ sản xuất collagen và tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn nữa, sắn rất giàu đồng - một khoáng chất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt trong cơ thể.

2. Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Sắn nấu chín có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, tốt cho sức khoẻ, sắc đẹp cũng như năng lượng của con người, cụ thể:

1. Cải thiện tiêu hoá

Giống các loại thực phẩm giàu carbohydrate như khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, … sắn cũng chứa nhiều tinh bột, chất xơ không hòa tan trong nước giúp hấp thụ các chất độc xâm nhập vào đường ruột. Bằng cách đó, ăn sắn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm viêm, hỗ trợ đi ngoài dễ dàng.

2. Giảm đau đầu

Hầu hết bệnh đau đầu xảy ra với mọi lứa tuổi, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, đi nắng nhiều. bạn có thể ăn sắn để hỗ trợ giảm đau đầu vì những dưỡng chất trong thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ dây thần kinh khỏe mạnh, giảm thiểu chứng đau đầu hiệu quả.

3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Sắn là nguồn cung cấp Folate và vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch bằng cách tấn công virus, vi khuẩn khiến chúng không thể sinh sôi. Ngoài ra, ăn sắn còn giúp loại bỏ các gốc tự do, hỗ trợ sản xuất các tế bào trong cơ thể, tạo ra vật liệu di truyền cho sự sống và ngăn ngừa đột biến DNA.

Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ? - Ảnh 3.

Sắn có nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)

4. Tốt cho người bị bệnh thấp khớp

Thấp khớp là các bệnh liên quan về cơ và khớp. Loãng xương, viêm đốt sống, lupus là một vài ví dụ điển hình. Trên thực tế, chế độ ăn uống giàu magie giúp bạn hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về khớp. Do đó, sắn là lựa chọn hoàn hảo vì sắn cung cấp hơn 1/3 nhu cầu magie hàng ngày trong mỗi khẩu phần ăn.

5. Cải thiện tâm trạng

Ăn sắn rất cần thiết cho việc cân bằng hệ thống thần kinh, không chỉ chống lại căng thẳng và lo lắng mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn. Ăn sắn giúp bạn luôn thấy thoải mái, có nhiều năng lượng mỗi ngày.

6. Tốt cho mắt

Sắn rất giàu Vitamin A và các hợp chất như bakarotennya giúp cải thiện sức khỏe mắt. Ăn sắn thường xuyên sẽ phòng ngừa các bệnh về mắt. 

7. Hỗ trợ giảm cân

Với những người giảm cân thì sắn là lựa chọn không thể bỏ qua. Vì trong sắn chứa hàm lượng calo thấp, chất xơ cao giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ngăn chặn tình trạng ăn uống không hợp lý.

8. Hỗ trợ điều trị tàn nhang

Trong sắn có chứa một nhóm hoạt chất flavonols (là hormone hoạt động giống như estrogen được tìm thấy ở phụ nữ). Các chất flavonols sẽ thay thế sự mất cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ giảm thâm nám, tàn nhang, chống lại quá trình oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

Các bạn có thể say nhuyễn củ sắn lấy bột, sắc cùng với nước, uống để đẩy lùi thâm từ bên trong. Đồng thời, bạn có thể đắp mặt nạ bột sắn cả ở bên ngoài để tẩy tế bào chết cho da, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì uống hàng ngày và đắp mặt 2 lần một tuần bạn sẽ thấy các vết tàn nhang trên da mờ dần thay vào đó là làn da trắng sáng, hồng hào.

Ăn củ sắn có tác dụng gì đối với sức khoẻ? - Ảnh 4.

Sắn có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho làn da (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, sau khi đắp mặt nạ sắn, các bạn phải thoa kem chống nắng và dưỡng ẩm đầy đủ. Những người có làn da kích ứng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi áp dụng. 

9. Cải thiện làn da

Vitamin C có trong sắn được nhiều người ưa chuộng bởi vitamin C giúp da thực hiện các chức năng quan trọng và góp phần tạo nên làn da khỏe đẹp theo nhiều cách như:

- Hình thành collagen, giúp da trở nên mịn màng và ít nếp nhăn.

- Hỗ trợ cho việc điều trị thâm, mụn nhờ chứa chất oxy hóa mạnh chống lại các gốc tự do.

3. Một số lưu ý khi ăn củ sắn

Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, nhưng nếu bạn ăn sắn không đúng cách có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như:

- Sắn có chứa một loại độc tố gọi là linamarin. Khi ăn sống, hệ tiêu hóa của con người chuyển đổi chất độc này thành xyanua, có thể gây tử vong.

- Củ sắn thường bị thối rữa khá nhanh dẫn đến suy giảm giá trị dinh dưỡng do đó khi ăn vào có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm trùng nấm và vi khuẩn.

- Các chất độc hại trong sắn được biết là ảnh hưởng đến tuyến yên và tác động đến chức năng của gan và thận.

Vì vậy, khi ăn sắn các bạn cần gọt vỏ, rửa sạch và nấu chín. Bên cạnh việc ăn sắn, mọi người nên bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Trên đây là những giải đáp về vấn đề ăn củ sắn có tác dụng gì? Nhìn chung, sắn có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, tinh bột và hàm lượng protein cao. Ăn sắn rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Các bạn có thể chế biến sắn thành nhiều món nhưng cần nấu chín, gọt sạch vỏ để phòng tránh ngộ độc.

Nguồn tham khảo: 

1. What to know about cassava: Nutrition and toxicity

2. What Is Cassava? Health Benefits and How to Prepare It


Tác giả: hangvt