Vào hè, ăn cà muối với canh cua mồng tơi hay ăn cà muối với đậu rán, thịt rang cháy cạnh,.. là một trong những công thức quen thuộc rất "đưa cơm" của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc ăn cà muối có hại không? Ăn cà muối như thế nào để không gây hại?
Một tài khoản Tiktok mới đây đã thử soi hình ảnh cà muối dưới kính hiển vi. Kết quả như sau:
Hình ảnh soi cà muối dưới kính hiển vi (Nguồn: TikTok)
Theo quan sát có thể thấy khi phóng đại x1000 lần thì có thể thấy trong cà muối có chứa một lượng men lactic có tác dụng hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, với món cà muối xổi thì lại chứa nhiều độc tố solanin.
Theo Đông y thì cà muối là một thực phẩm có tính hàn, vị ngọt. Khi ăn cà muối đúng cách sẽ giúp tiêu viêm, nhuận tràng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Đặc biệt là những nguy cơ sức khỏe do ăn cà muối không đúng cách hoặc muối không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Solanin là một chất độc nếu ăn nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thần kinh với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khô rát cổ họng và chóng mặt,... Với những trường hợp bị ngộ độc solanin nặng hơn có thể xuất hiện ảo giác, bị mất cảm giác và tê liệt, giãn đồng tử và sụt giảm thân nhiệt.
Thậm chí, với một nồng độ solanin lớn hơn có thể dẫn tới tử vong!
Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 - 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8 - 12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao.
Các chuyên gia cho biết, trong quả cà tươi hàm lượng solanin cao hơn 5 - 10 lần so với cà muối hoặc cà đã nấu chín. Hay nói cách khác, với món cà muối xổi, khi ăn rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc, điều này cũng tương tự đối với ăn cà sống.
Ngoài nguy cơ ngộ độc solanin thì theo quan sát, nhiều hàng quán có thói quen muối cà trong các thùng sơn, hộp nhựa kém chất lượng rất nguy hiểm.
Cụ thể là đơn chất monome có trong các loại thùng chứa này có thể ngấm vào cà trong quá trình muối gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thùng sơn hay hộp nhựa đều có nguy cơ bám dính các chất tạo màu, mùi nhựa,... nếu không được rửa sạch sẽ hay sử dụng nhựa kém chất lượng. Điều này cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người ăn.
Các chuyên gia cũng cho biết, ngay cả các vại sành, sứ hay đất nung đều có nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng và gây nguy hiểm cho sức khỏe do trong nước cà muối lúc đó có thể bị nhiễm chì hay thủy ngân. Ngộ độc chì hay ngộ độc thủy ngân đều nguy hiểm cho sức khỏe người ăn. Đặc biệt khi hấp thụ một lượng lớn.
Tiếp đó, quá trình bảo quản cà muối không đúng cách cũng có thể phát sinh ra nấm mốc gây hại. Nhất là vào mùa nóng, thực phẩm lại càng dễ bị lên men hơn.
Đọc thêm:
- Ăn dưa muối như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?
Để ăn cà muối an toàn trong mùa hè, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên mua ngoài hàng
Nếu không được muối trong những hũ, lọ đựng hợp vệ sinh cà rất dễ bị nhiễm các hóa chất từ các vật dụng này tiêt ra. Đồng thời, nếu người mua không rửa kĩ hay ngâm kĩ cà trước khi muối để loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi ăn có thể gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều người bán còn thêm một số hóa chất để ngăn cản việc muối cà bị lên váng, nhanh hỏng hơn. Theo báo cáo thì hợp chất này có chứa SO2 - loại chất này thường dùng trong công nghiệp chứ không phải ngành công nghệ thực phẩm.
- Không ăn cà khi đã mốc nổi váng vàng hay có nấm đen
Nhiều người khi muối cà hay mua cà vô tình bỏ qua lớp váng màu vàng hay nấm đen mà vẫn tiếp tục mua, ăn. Các chuyên gia cho biết vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố gọi là aflatocin. Nếu cơ thể hấp thụ trong một thời gian dài có thể gây ra ung thư gan, những tổn thương liên quan tới hệ thần kinh trung ương hay tim, phổi.
Vì thế, đừng tiếc mà hãy bỏ đi đúng lúc!
- Tuyệt đối không ăn cà muối xổi
Như đã nói ở trên, trong cà muối xổi có chứa solanin cao hơn 5 - 10 lần so với cà muối hoặc cà đã nấu chín và có thể gây ngộ độc. Chưa kể đến, khi mới lên men, cà muối có thể hình thành một số loại vi khuẩn gây hại mà lượng acid lúc này chưa đủ để có thể tiêu diệt chúng.
Điều này cũng tương tự với việc lượng tồn dư phân bón, nitrat có trong cà muối xổi không được loại bỏ dễ dẫn tới ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người ăn.
- Người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Tính chua của cà muối có thể khiến người bị bệnh tiêu hóa dễ gặp phải các vấn đề khác như tiêu chảy, thương hàn, tả,.. Ngoài ra, người bị đau dạ dày cũng không nên ăn cà muối do cà muối có thể gây kích thích vùng thượng vị, tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm loét dạ dày hoặc đau dạ dày mãn tính.
- Cao huyết áp
Do cần nhiều muối khi muối cà nên việc ăn cà muối nhiều hoàn toàn không phù hợp với người đang bị cao huyết áp. Natri trong cà muối có thể dẫn tới nhiều biến chứng cao huyết áp nguy hiểm.
- Suy thận
Khi bị suy thận, khả năng đào thải độc tố của thận bị suy giảm. Vì thế nếu ăn mặn người bệnh sẽ dễ bị tăng huyết áp, cơ thể giữ nước và ảnh hưởng tới tác dụng của các thuốc đang sử dụng.
Ngoài cà muối thì người bị suy thận cũng nên hạn chế ăn dưa muối.
- Phụ nữ mang thai ăn cà muối có được không?
Nhiều báo cáo cho thấy, ăn cà muối quá nhiều có thể ảnh hưởng tới hoạt động tử cung của phụ nữ mang thai từ đó ảnh hưởng tới thai nhi. Mặc dù không cần kiêng hẳn nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cà muối, đặc biệt là cà muối xổi.
Dựa vào tác dụng của quả cà pháo mà theo Đông Y, cà pháo hay một số bộ phận của cây có thể sử dụng làm bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Lưu ý, các bài thuốc đều cần được tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý áp dụng.
- Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, bị thổ huyết (nôn ra máu)
Cách thực hiện: Chuẩn bị cà pháp phơi khô rồi đem nướng cháy. Sau đó nghiền thành bột để uống.
- Trị đại, tiểu tiện ra máu
Cách thực hiện: chuẩn bị cà pháo đem sao vàng lên rồi tán mịn. Mỗi lần dùng lấy 8 gram, pha cùng với nước và dẫm loãng rồi uống. Mỗi ngày uống ba lần.
Ngoài ra để trị đại tiểu tiện ra máu cũng có thể lấy 40 gram rễ và cây cà khô để sắc uống.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1kg núm cà pháo đem ngâm với 1 lít nước muối theo tỷ lệ 100 gram muối : 1 lít nước rồi ngâm một đem. Hôm sau vớt ra, để ráo nước rồi đem sao khô, tán thành dạng bột và đem sát vào răng.
Đây là kinh nghiệm của Ohsawa dựa trên nguyên lý điều chỉnh âm - dương, trong đó, núm cà (âm), muối (dương), ngâm nước (âm), sao khô (dương). Làm thành bột (có âm + dương). Theo Lương Y Hoàng Duy Tân thì trên lâm sàng cho thấy kết quả tương đối tốt.
Cách thực hiện: Chuẩn bị cà pháo tươi đem giã nát rồi đắp vào mụn để giảm sưng và hạn chế lên mủ.
Ngoài ra với chứng lên đinh nhọt hay viêm mủ da có thể lấy lá tươi đem giã ra rồi đắp vào chỗ đau.
Tóm lại, về vấn đề ăn cà muối có hại không, tốt nhất nên ăn khi chắc chắn rằng chúng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có thể hãy tự muối cà tại nhà để an toàn nhất. Ngoài ra, ăn cà đúng cách, không ăn liên tục, ăn quá nhiều để không gây hại cho sức khỏe.