Bên cạnh các phương pháp tán sỏi như tán sỏi qua da, tán sỏi bằng tia laser thì tán sỏi bằng sóng xung kích cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.
Nguyên lý chính của quy trình tán sỏi bằng sóng xung kích là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào viên sỏi với một áp lực cao làm vỡ thành sỏi nhỏ hay cát, sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên.
- Tán sỏi bằng sóng xung kích là phương pháp không can thiệp phẫu thuật, ít gây đau và thời gian nằm viện ngắn. Chỉ cần nằm viện nghỉ ngơi từ 1-2 ngày là có thể xuất viện.
- Tán sỏi thận ngoài cơ thể có ưu điểm ít gây ảnh hưởng đến thận, chức năng hoạt động của thận còn cao hơn so với các phương pháp khác.
- Do không phải là phương pháp phẫu thuật nên người nhà không cần lo lắng những biến chứng thường gặp do phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.
- Có độ an toàn cao và không xâm lấn.
- Tán sỏi bằng sóng xung kích không phù hợp với những bệnh nhân có sỏi lớn
- Thành công sau phẫu thuật hiệu quả chỉ đạt khoảng 55 - 85%. Với những viên sỏi cứng hoặc sỏi có kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể phải tán lại 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
Không phải bệnh nhân nào mắc sỏi thận cũng có thể áp dụng các biện pháp đẩy sỏi. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả của điều trị, chỉ định dùng phương pháp nào phải được thông qua quá trình hội chẩn dựa trên các kết quả xét nghiệm, hình ảnh để nhận biết chính xác kích thước viên sỏi, vị trí và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các nhóm đối tượng được áp dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích bao gồm:
– Bệnh nhân có sỏi thận ở bể thận hoặc các đài thận
– Viêm sỏi có kích thước: ≤ 2cm (tính theo đường kính lớn nhất)
– Số lượng sỏi: 1-3 viên, nằm ở 1-2 vị trí, sỏi niệu quản: ở đoạn 1/3 trên của niệu quản
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu: Prothrombin thấp (< 70%), thời gian máu chảy (MC), máu đông kéo dài…
– Bệnh nhân đang điều trị các thuốc chống đông (gồm cả Aspirin).
– Bệnh nhân đang mang thai.
– Bệnh nhân có tắc nghẽn đường dẫn niệu phía dưới viên sỏi.
– Bệnh nhân bị một trong các bệnh sau: viêm phổi, lách to hoặc viêm lách, bệnh đường ruột, phình động mạch chủ bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu cấp.
– Bệnh nhân có chống chỉ định với gây mê hoặc gây tê.
– Bệnh nhân có bệnh về tim mạch: nghẽn nhĩ thất (Block AV) độ 2 hoặc 3 (chưa đặt máy tạo nhịp), BN đã được đặt máy tạo nhịp hoặc khử rung, có nguy cơ biến chứng tim mạch (dù nhỏ), mà nhịp tim không thể phối hợp đồng bộ với máy tán sỏi, BN bị vôi hóa động mạch gần với vùng khu trú của sỏi.
– Bệnh nhân có sỏi ở niệu quản 1/3 dưới
- Sóng xung kích có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ chưa có con hoặc đang trong độ tuổi sinh sản nên cân nhắc trước khi thực hiện phương pháp điều trị này.
– Bệnh nhân có sỏi nhưng không xác định được vị trí bằng hệ thống định vị sỏi của máy tán sỏi.
– Bệnh nhân bị vẹo, lệch cột sống không định vị được sỏi trên máy.
– Bệnh nhân nhỏ tuổi (trẻ em).
Bệnh nhân có thể xuất viện trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng nằm nghỉ tại chỗ, bệnh nhân có thể được về nhà tự theo dõi và tái khám theo định kỳ.
Các biến chứng có thể gặp sau tán sỏi bằng sóng xung kích
Sau khi tán sỏi bằng sóng xung kích, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng hoặc tác dụng phụ như:
- Đái ra máu: có thể kéo dài một vài ngày. Nếu nước tiểu lẫn máu nhẹ, có màu hồng hoặc hồng nhạt thì điều trị bảo tồn. Trong trường hợp đái ra máu nặng (nước tiểu đỏ sẫm hoặc có máu cục) thì phải điều trị can thiệp.
- Bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy đau trong thời gian ngắn, đau tại chỗ kèm theo đỏ da, cơn đau này có thể tự biến mất sau khi cơ thể đã phục hồi. Nếu đau quặn thận, đau dữ dội, đau nhiều thì nên nhập viện để theo dõi và tái khám.
- Máu tụ trong và ngoài thận: Bạn cũng có thể bị máu tụ, hoặc một số biến chứng như viêm, vỡ thận, mất máu...Trường hợp này cần tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, sau khi tán sỏi bằng sóng xung kích, người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn, tăng huyết áp, nặng hơn có thể bị loạn nhịp tim.
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau khi tán sỏi bằng sóng xung kích như:
– Kháng sinh
– Thuốc cầm máu (nếu bn tiểu hồng).
– Chống co thắt
– Chống viêm phù nề
Theo dõi bệnh nhân nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây cần nhập viện để được xử lý các biến chứng kịp thời:
– Đái máu kéo dài trên 5 ngày.
– Có cơn đau dữ dội vùng thận (cơn đau quặn thận).
– Sốt rét run ≥ 390C.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi tán sỏi bằng sóng xung kích
- Nên cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trên giường, không nên ngồi dậy hoặc làm việc nặng dễ gây đau và đợi hết tác dụng của thuốc giảm đau
- Người nhà nên cho bệnh nhân uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm các thuốc kháng sinh, thuốc giảm co thắt, thuốc giảm đau (nếu có) và tái khám đúng hẹn.
- Cho bệnh nhân ăn uống mềm, các thực phẩm dễ nuốt