Các chuyên gia cho biết ung thư thanh quản tùy từng vị trí phát triển khối u khác nhau mà các triệu chứng lâm sàng của ung thư thanh quản cũng sẽ khác nhau, điều này còn phụ thuộc cả vào thời gian xuất hiện khối u nữa.
Ví dụ như trong trường hợp khối u thanh quản chưa lan tới phần dây thanh mà chỉ đang trong giai đoạn khu trú ở phía hạ thanh môn thì triệu chứng ung thư thanh quản bao gồm khó thở sẽ là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất. Còn trong trường hợp khối u phát triển ở thượng thanh môn thì bạn sẽ có cảm giác giống như họng có vật gì đó gây vướng lúc nhai nuốt - hay còn gọi là rối loạn nhai nuốt sẽ là dấu hiệu sớm nhất,...
Vì thế việc tầm soát ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm là vô cùng cần thiết. Hiện nay những phương pháp tầm soát ung thư thanh quản phổ biến là nội soi thanh quản trực tiếp, nội soi thanh quản gián tiếp, chụp cắt lớp vi tính hay sinh thiết tế bào thanh quản.
Trong đó phương pháp tầm soát ung thư thanh quản chính xác nhất giúp phát hiện khối u thanh quản ác tính hay lành tính chính là sinh thiết tế bào.
Cho tới nay thì nguyên nhân gây ung thư thanh quản vẫn chưa được kết luận một cách chính xác. Nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra những nhóm người dưới đây có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao nên cần phải được tầm soát ngay, nếu như kết quả tầm soát là âm tính thì vẫn cần phải làm kiểm tra định kỳ dựa vào độ mạnh - yếu của yếu tố nguy cơ là gì.
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh liên quan tới hệ hô hấp trong đó có cả các bệnh ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư vòm họng.
Khói thuốc lá có chứa tới 60 thành phần hóa chất độc hại và có nicotine là nguyên nhân trực tiếp khiến tế bào khỏe mạnh phát triển bất thường gây ra ung thư. Điều này cũng trở thành yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư thanh quản.
Do vậy người hút thuốc lá thường xuyên nên tầm soát ung thư thanh quản để phòng và phát hiện bệnh kịp thời. Không chỉ tầm soát ung thư thanh quản mà bạn cũng nên tầm soát thêm các ung thư đầu cổ và ung thư đường hô hấp nữa.
Ngày nay khi mà môi trường trở nên ô nhiễm, khói bụi và các hóa chất độc hại xâm nhập vào không khí rất nhiều - việc hít phải những "ổ bụi" này có thể khiến thanh quản phát triển những khối u ác tính.
Những người phải tiếp xúc và làm việc với hóa chất độc hại thường xuyên như giáo viên phải tiếp xúc với bụi phấn, công nhân làm việc trong môi trường có nhiều khí acid sulfuric hoặc niken,... đều cần phải tầm soát ung thư thanh quản định kỳ.
Có thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao hơn nữ giới. Trong số các ca bệnh ung thư thanh quản thì cũng có tới 90% là nam giới (Jackson Ch. 93,2%,Tapia 94,4%, Cannyt 97%, Girbca 94%).
Nguyên nhân được giải thích rằng phụ nữ ít tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thanh quản hơn so với nam giới như thói quen hút thuốc, không sử dụng khẩu trang thường xuyên,..
Ngoài ra thì độ tuổi từ 50 - 70 tuổi cũng được chỉ ra là có tỷ lệ mắc ung thư thanh quản cao hơn (72%); độ tuổi từ 40 - 50 là 12%.
Vì thế mà nam giới trong độ tuổi từ 50 - 70 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư thanh quản để phòng bệnh kịp thời. Riêng đối với phụ nữ, nếu mắc ung thư thanh quản thì thường xảy ra ở độ tuổi sớm hơn. Do đó mà khi phát hiện những biểu hiện bất thường như khó nuốt, khó thở,.. thì cần đi tầm soát ngay cả khi không thuộc nhóm tuổi nguy cơ.
Viêm thanh quản mãn tính được coi là một tiền đề cho việc bị ung thư hóa. Thể viêm thanh quản mãn tính có thể kế đến như tăng sản (hyperplasie) tăng sừng hoá, bạch sản có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thanh quản của bạn.
Vì thế bên cạnh lưu ý điều trị viêm thanh quản mãn tính đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân mắc viêm thanh quản mãn tính cũng cần phải được tầm soát ung thư thanh quản.
Nhóm người có những u thanh quản lành tính đặc biệt là dạng u nhú thanh quản hay phát triển ở người lớn có nguy cơ phát triển thành ung thư khá cao (còn gọi là tiền ung thư).
Nhiều tác giả nhận xét rằng loại u nhú thanh quản này, nếu điều trị bằng tia phóng xạ thì rất dễ ung thư hoá kể cả trẻ em.