Lạc (đậu phộng) được biết đến như một thực phẩm giàu dinh dưỡng, là món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt và được ưa chuộng trên thế giới.
Lạc giàu vitamin E, khoáng chất và các loại dầu tự nhiên, axit omega 3… có công dụng bồi dưỡng cơ thể, giúp người ốm mau khỏe, tóc chắc khỏe, da đẹp. Lạc tưởng chừng như vô hại vậy mà có rất nhiều người không nên ăn lạc. Vậy ai là những người không nên ăn lạc?
Bệnh Gout là căn bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Do vậy nếu ăn lạc (thực phẩm chứa nhiều chất béo) sẽ làm tăng lượng uric khiến bệnh nặng hơn.
Lạc cũng chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn. Người mắc bệnh Gout nên hạn chế hoặc cắt giảm loại thực phẩm này trong thời gian điều trị để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Những người không nên ăn lạc bao gồm nhóm người đang mắc bệnh Gout. (Ảnh: Internet)
Bệnh tiểu đường cần kiêng rất nhiều thứ, đặc biệt là đồ ngọt và chất béo.Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo. Do vậy người tiểu đường tuyệt đối không nên ăn lạc dù chỉ là một lượng nhỏ.
Lạc tuy bé nhưng lại chứa nhiều chất béo và calo. Lạc rang cùng dầu ăn thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi khiến người bệnh sẽ béo nhanh hơn chứ không thể giảm cân. Nhiều người ăn kiêng sai cách khiến cân nặng không những không giảm mà còn tăng nhanh hơn. Bạn cần chú ý điều này để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn.
Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp không nên ăn lạc do có thể mắc những chứng bệnh như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch...
Nóng trong cũng thuộc nhóm những người không nên ăn lạc. )Ảnh: Internet)
Những người bị nhiệt, nóng trong...nên hạn chế ăn lạc. Lạc khiến bạn bị khó thở và nóng hơn. Thay vì ăn lạc, bạn có thể lựa chọn các loại hạt ngũ cốc lành tính, không gây nóng như đậu đen, đậu đỏ...
Người vừa bị cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa, có hại cho gan. Người có vấn đề về túi mật ăn lạc sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, có hại cho tiêu hóa.
Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.
Phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác. (Bệnh viện Sainte Justine Canada). Do vậy phụ nữ đang mang thai cần cẩn thận với lạc, phụ nữ cho con bú cũng hạn chế ăn lạc do có thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh trẻ em.
Phụ nữ mang thai thuộc trong nhóm những người không nên ăn lạc. (Ảnh: Internet)
Chưa ai lý giải được nguyên nhân gây dị ứng đậu phộng, tuy nhiên việc ăn lạc khi cơ địa dị ứng với các loại hạt có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy, khó thở, suy hô hấp, nôn mửa, thậm chí sốc phản vệ và tử vong. Do vậy người bị dị ứng đậu phộng tuyệt đối không nên ăn lạc.
Thực phẩm nào cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó, tùy từng cơ địa và thể trạng bệnh của mỗi người mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đối với việc sử dụng lạc, bạn tuyệt đối không nên ăn lạc khi chúng bị mốc, ẩm, mọc mầm do chứa những loại chất cực độc có thể gây ung thư, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, tiêu chảy… Trên đây là những người không nên ăn lạc, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng món ăn này để tránh hệ miễn dịch phản ứng mạnh, gây ra những hậu quả đáng tiếc.