Van tim nằm ở lối ra của mỗi ngăn tim và duy trì lưu lượng máu một chiều qua tim. Bốn van tim đảm bảo máu luôn chảy tự do theo hướng về phía trước và không có rò rỉ ngược lại.
Máu chảy từ tâm nhĩ phải và trái sang các tâm thất thông qua van ba lá và van hai lá mở.
Khi tâm thất đầy, các van ba lá và van hai lá đóng lại. Việc này ngăn máu chảy ngược trở lại vào tâm nhĩ khi tâm thất co lại.
Van tim nằm ở lối ra của mỗi ngăn tim và duy trì lưu lượng máu một chiều qua tim
Khi tâm thất bắt đầu co lại, các van phổi và van động mạch chủ buộc phải mở ra và máu được bơm ra khỏi tâm thất. Máu từ tâm thất phải đi qua van phổi để mở vào động mạch phổi, và máu từ tâm thất trái đi qua van động mạch chủ để mở vào động mạch chủ và phần còn lại của cơ thể.
Khi tâm thất dừng co lại và bắt đầu thả lỏng, các van động mạch chủ và van phổi đóng lại. Những van này ngăn không cho máu chảy ngược trở lại tâm thất.
Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần với mỗi nhịp tim, giúp cho máu chảy liên tục đến tim, phổi và cơ thể.
Bệnh van tim (heart valve disease) xảy ra khi các lá van trong tim không còn hoạt động hiệu quả do một số lý do nào đó.
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào vấn đề về van tim, tình trạng và các ảnh hưởng từ bệnh bạn đang gặp phải. Trong một số trường hợp, việc hồi phục hay thay van tim là bắt buộc để điều trị tốt nhất.
Bệnh van tim xảy ra khi các lá van trong tim không còn hoạt động hiệu quả do một số lý do nào đó
Các lá van có nhiệm vụ giúp dòng máu chảy theo một chu trình nhất định. Các lá van bao gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, và van động mạch phổi. Mỗi van đều có các lá van (cusps) có nhiệm vụ đóng/mở mỗi khi tim đập. Đôi khi các lá van không thể mở hết cỡ hay đóng khít lại, làm dòng máu chảy qua tim đến khắp cơ thể không theo một chiều nhất định.
Bệnh van tim có thể mắc phải từ lúc mới sinh ra, hoặc gặp ở người lớn tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, như bệnh nhiễm trùng và các vấn đề về tim mạch.
Vấn đề về van tim thường gặp gồm:
- Hở van tim (Regurgitation): Là tình trạng các lá van không đóng kín , làm cho máu chảy ngược chiều và tình trạng này hay xuất hiện cùng với việc sa van (prolapse)
- Hẹp van tim (Stenosis): Trong hẹp van tim, các lá van trở nên dày ,cứng, giảm độ mở của lá van, làm giảm lượng máu chảy qua van.
- Teo bít van tim (Atresia): Là tình trạng lá van không được hình thành, chỉ tạo một lớp thành ngăn dòng máu chảy giữa các buồng tim.
Bệnh van tim có thể mắc phải từ lúc mới sinh ra, hoặc gặp ở người lớn
Các triệu chứng của bệnh van tim có thể bao gồm:
- Khó thở và / hoặc thở gấp. Bạn có thể nhận thấy điều này nhiều nhất khi bạn đang hoạt động (thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày) hoặc khi bạn nằm trên giường. Bạn có thể cần phải ngủ trên vài cái gối để hít thở dễ dàng hơn.
- Yếu hoặc chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy quá yếu để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chóng mặt cũng có thể xảy ra, và trong một số trường hợp, bất tỉnh cũng có thể là một triệu chứng.
- Không thoải mái trong ngực. Bạn có thể cảm thấy áp lực hoặc nặng nề trong ngực khi hoạt động hoặc khi ra ngoài không khí lạnh.
- Trống ngực. Điều này có thể giống như nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường, nhịp tim bị lỡ, hoặc cảm giác bập bênh trong ngực.
- Sưng mắt cá chân, bàn chân, hoặc bụng. Triệu chứng này được gọi là phù. Sưng trong bụng có thể khiến bạn cảm thấy béo lên.
- Tăng cân nhanh. Có thể tăng cân lên đến hai hoặc ba pound trong một ngày.
Các triệu chứng của bệnh van tim không phải lúc nào cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Bạn có thể không có triệu chứng nào cả nhưng lại bị bệnh van nặng, cần được điều trị kịp thời. Hoặc, như với chứng sa van hai lá, bạn có thể có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng các xét nghiệm có thể cho thấy sự van bị rò rỉ không đáng kể.
Người bị bệnh van tim thường hay bị khó thở hoặc thở gấp
Các yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh van tim bao gồm:
- Lớn tuổi
- Tiền sử nhiễm trùng có ảnh hưởng đến tim
- Tiền sử bệnh tim hay đã bị đau tim trước tim đó
- Cao huyết áp, mỡ máu, mắc bệnh tiểu đường hay cá bệnh tim có nguy cơ khác
- Bệnh tim bẩm sinh
Bạn đừng quá chủ quan khi thấy tim có những biểu hiện bất thường hãy đi khám bác sỹ ngay, đừng để bệnh van tim làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.