Ung thư vú là căn bệnh thường được phát hiện muộn, và có nguy cơ tử vong cao.
Các tế bào ung thư khởi phát tại ngực, sau đó có thể di căn sang các bộ phận khác. Ngoài các dấu hiện nhận biết thông thường, thì những người thuộc một trong những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường:
Theo các chuyên gia y tế, nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng cao nếu cơ thể tiếp xúc lâu dài với các hooc-mon estrogen và progesterone.
Mặt khác, 2 loại hooc-mon này lại có liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, phụ nữ có dậy thì trước 12 tuổi, hoặc mãn kinh sau 55 tuổi thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hàng đầu.
Melatonin là một loại hooc-mon điều tiết giấc ngủ và chu kỳ sinh học của con người. Nó cũng được cho rằng có khả năng kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng melatonin ở những người mắc bệnh ung thư vú thường thấp hơn ở người khỏe mạnh.
Thông thường, melatonin sẽ gia tăng vào ban đêm. Nhưng ánh sáng nhân tạo như ánh sáng từ đèn điện, từ màn hình máy tính, màn hình điện thoại,... làm ngăn chặn melatonin sản sinh. Vì vậy những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 lần những người ăn ngủ đúng giờ.
Với những người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng thường là do làm việc quá sức. Áp lực công việc quá lớn khiến việc ăn ngủ, sinh hoạt kém điều độ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đó là tiền đề hình thành nên căn bệnh ung thư vú.
Phụ nữ không sinh con, hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn các đối tượng khác 40%. Các bác sĩ khuyến cáo, độ tuổi sinh con thích hợp nhất là 25 tuổi, hạn chế sinh con sau 40 tuổi để tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ nên cho em bé bú sữa mẹ đến 2 tuổi. Bởi nó không chỉ tốt cho em bé, còn giúp mẹ ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả. Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc ung thư vú sẽ giảm 4,3% nếu bạn cho con bú đều đặn từ 6 - 12 tháng.
Lý giải cho việc này, các chuyên gia cho rằng, khi cho em bé bú thì các cơ quan trong vú cần hoạt động liên tục để tạo sữa.
Việc này sẽ khiến các tế bào giảm khả năng phát triển và phân chia bất thường. Ngoài ra, kháng thể e-lactabumin có trong sữa mẹ cũng giúp ngăn chặn các tế bào ung thư.
Ung thư vú có tính di truyền. Gen di truyền làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Nếu người thân bạn bị mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường. Do vậy, bạn cần sớm đi tầm soát ung thư vú nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh này.