Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao?

Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao?
Có một số biến chứng thủy đậu nguy hiểm mà một số nhóm nguy cơ dễ gặp phải. Vậy ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao nhất?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong những năm 1990-1995, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu cao nhất ở Hoa Kỳ được cảnh báo là trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Từ năm 1995 trở đi, việc tiêm phòng đã làm thay đổi đáng kể về con số mắc bệnh thủy đậu ở đất nước này.

Đến năm 2014, 91% trẻ em từ 19 – 35 tháng tuổi đã được tiêm phòng thủy đậu liều đầu tiên. Và thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi, có đến 81% đã được tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu. Tuy nhiên, con số này cũng cho thấy, còn một số lượng đáng kể những người trẻ tuổi chưa được tiêm phòng bệnh thủy đậu cũng như chưa mắc bệnh.

Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao? - Ảnh 1.

Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao nhất? - Ảnh: londontravelclinic

Điều này cũng có nghĩa là ngay khi nguy cơ mắc bệnh thủy đậu thấp xuống thì số người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng có thể tăng lên. Và nhiều ghi nhận cho thấy, biến chứng ở bệnh thủy đậu thường gặp nhiều hơn ở người trưởng thành.

Vậy trong số những người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh, ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao?

1. Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao?

Theo bác sĩ Deborah S. Clements, MD, chủ nhiệm bộ môn y học gia đình và cộng đồng tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern University (Chicago, Mỹ), bệnh thủy đậu chưa bao giờ được ghi nhận ở phổ biến ở người lớn, nhất là khi việc tiêm chủng được khuyến nghị rộng rãi vào năm 1995.

Tiến sĩ Clements cho biết: "Một số trường hợp được ghi nhận mắc bệnh thủy đậu và gặp nhiều biến chứng là những người không được tiêm phòng sau năm 1995 là những người bị suy giảm miễn dịch. Nhóm này bao gồm, những người bị ung thư, mắc bệnh tự miễn, HIV/AIDS và một số bệnh khác".

Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao? - Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch suy yếu được coi là đáp án của câu hỏi ai có nguy cơ gặp biến chứng thủy đậu cao - Ảnh: nypost

Ở một số trường hợp, bản thân một căn bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như HIV/AIDS và một số bệnh ung thư. Hoặc ở các trường hợp khác, phương pháp điều trị bệnh bạn đang tiếp nhận cũng kéo theo nguy cơ này, chẳng hạn như việc hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư hoặc thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh tự miễn dịch (ví dụ như viêm khớp dạng thấp).

Những nhóm người lớn sau đây được coi là đáp án của câu hỏi ai có nguy cơ gặp biến chứng thủy đậu cao:

- Những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (do tình trạng sức khỏe hoặc do điều trị y tế)

- Những người dùng thuốc steroid, chẳng hạn như bệnh nhân hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vaccine phòng bệnh

>> Thấy biểu hiện này hãy cẩn trọng bởi hệ miễn dịch của bạn đang suy giảm

2. Người có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao nên làm gì?

Thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây lan, bạn có thể bị nhiễm bệnh dù chỉ ở chung phòng với người mắc bệnh. Bác sĩ Clements lưu ý rằng, căn bệnh này lây lan qua đường hô hấp. Nghĩa là, bạn có khả năng mặc bệnh khi tiếp xúc với dịch hắt hơi hoặc ho của người đang bị thủy đậu; thậm chí việc nói chuyện giao tiếp cũng có thể lây lan bệnh.

Về đường lây của bệnh thủy đậu bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

Nếu thuộc nhóm người có nguy cơ cao gặp biến chứng bệnh thủy đậu, bạn cần nắm rõ các điều dưới đây:

- Bạn sẽ có nhiều khả năng bị bệnh thủy đậu nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc với nhóm có nhiều khả năng mang bệnh, chẳng hạn như trẻ em chưa được chủng ngừa.

- Bởi mang thai không thể tiêm vaccine, nên việc hạn chế nguy cơ phơi nhiễm phải được đảm bảo tối đa.

Bác sĩ Clements nhấn mạnh: "Phụ nữ mang thai nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với những người có khả năng bị thủy đậu hoặc đang bùng phát bệnh zona".

Bệnh zona là sự tái hoạt của vi rút thủy đậu xảy ra sau này trong cuộc đời. Một người bị bệnh zona không thể truyền bệnh zona cho người khác nhưng có thể truyền virus varicella zoster - loại virus gây ra cả bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao? - Ảnh 3.

Những ai có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thủy đậu cao cần tránh tiếp xúc người mắc bệnh - Ảnh: dailyhive

3. Các biến chứng thủy đậu tiềm ẩn ở người trưởng thành

Người lớn mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ bị các biến chứng cao hơn so với trẻ em, đặc biệt là gặp biến chứng viêm phổi (nhiễm trùng phổi).

Bác sĩ Clements cho biết: "Đây là bệnh viêm phổi không dễ điều trị vì cách thức hoạt động của vi rút. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng vi rút ở một mức độ nhất định, nhưng nó không thực sự đem lại hiệu quả cao".

"Đây là loại viêm phổi có xu hướng phát triển nhanh chóng và chuyển biến xấu cũng khá nhanh. Thế nhưng, tình trạng biến chứng viêm phổi do bệnh thủy đậu ngày nay dần ít đi. Điều quan tâm lớn nhất hiện nay là phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy có thể sẽ truyền cho thai nhi virus và gây nên một số biến chứng trong thai kỳ", bác sĩ Clements chia sẻ thêm.

Mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như trẻ sinh ra có thể gặp các bất thường về chân tay. Và nếu mẹ bầu bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh, bệnh này có thể lây sang trẻ sơ sinh như một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Nguồn dịch:

1. https://www.everydayhealth.com/chickenpox/adults-higher-risk-complications/

2. https://www.everydayhealth.com/chickenpox/complications/


Tác giả: Tiểu Quyên