Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cảm cúm? Cảm cúm nguy hiểm như thế nào?

Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cảm cúm? Cảm cúm nguy hiểm như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, cảm cúm thường khỏi hẳn sau 7-10 ngày mà không để lại di chứng, biến chứng. Những trong một số trường hợp, những biến chứng của bệnh cảm cúm hết sức nguy hiểm cũng có thể xảy ra như viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi,...

Không phải ai khi mắc bệnh cảm cúm đều sẽ gặp phải các biến chứng của bệnh, hầu hết mọi người đều sẽ có thể khỏi bệnh sau từ 7-10 ngày mà không có biến chứng hay di chứng gì.

1. Những ai có nguy cơ cao mắc biến chứng của bệnh cảm cúm

Tuy nhiên, điều này không đúng cho tất cả mọi người. Người ta nhận thấy rằng, có những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc biến chứng của bệnh cảm cúm cao hơn hẳn người khác, bao gồm:

- Trẻ em dưới 5 tuổi.

- Người già trên 65 tuổi.

- Người mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh phổi (hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...) bệnh gan (xơ gan, viêm gan mãn,...), bệnh thận (suy thận mãn, viêm thận mãn,...), bệnh máu (thiếu máu mãn, hồng cầu hình liền,...), bệnh nội tiết tố, bệnh thần kinh, ung thư,...

- Người bị suy giảm miễn dịch do đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch do mắc phải (AIDS)

- Phụ nữ có thai.

- Người có thể trạng béo phì.

Do đó, nếu người bệnh thuộc những nhóm đối tượng này ta cần hết sức lưu ý để có thể phát hiện sớm nhất các biến chứng của bệnh cảm cúm xảy ra, xử trí kịp thời tránh để lại các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cảm cúm? Cảm cúm nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm hơn những người khác (Ảnh: Internet)

2. Các biến chứng của bệnh cảm cúm thường gặp nhất

2.1. Viêm phổi

Trong các biến chứng của bệnh cảm cúm thì viêm phổi là biến chứng khá thường gặp và rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh nếu tình trạng tổn thương nặng nề. Biến chứng này là do tình trạng tác nhân vi sinh vật xâm nhập vào phổi trên yếu tố thuận lợi là cảm cúm đang diễn ra, gây nên tổn thương ở nhu mô phổi (phế nang trong phổi, đường dẫn khí trong phổi).

Những biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm phổi do biến chứng của bệnh cảm cúm bao gồm sốt cao, ho khạc đờm, khó thở, sốt (thường là sốt cao, tuy nhiên có thể không sốt cao ở bệnh nhân già yếu, người suy giảm miễn dịch,...), đau ngực.

Viêm phổi do biến chứng của bệnh cảm cúm thường sẽ được điều trị bằng kháng sinh thích hợp dựa trên kinh nghiệm hoặc kháng sinh đồ nếu cần thiết. Tìm hiểu thêm về bệnh viêm phổi TẠI ĐÂY.

2.2. Viêm phế quản

Viêm phế quản do biến chứng của bệnh cảm cúm là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc của phế quản người bệnh. Nó khác với bệnh viêm phổi khi không gây tổn thương các phế nang mà chỉ làm tổn thương đường dẫn khí của phổi.

Bệnh nhân khi mắc viêm phế quản sẽ có các dấu hiệu như ho (giai đoạn đầu là ho khan, sau đó thì ho có đờm), sốt (thường là sốt trung bình, ít khi sốt cao), mệt mỏi, có thể có tức ngực và khó thở.

Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cảm cúm? Cảm cúm nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 3.

Lớp niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm có thể gây tức ngực và khó thở (Ảnh: Internet)

Tình trạng viêm phế quản do biến chứng của bệnh cảm cúm thường là do tác nhân virus, do đó bệnh nhân có thể chỉ cần điều trị triệu chứng bằng các thuốc hạ sốt, giảm ho, long đờm,... và bệnh có thể tự khỏi. 

Nhưng nếu, bệnh nhân có các biểu hiện khạc đờm xanh vàng, sốt cao, ho ra máu, hoặc bệnh kéo dài trên 3 tuần,... thì người bệnh sẽ cần phải được thực hiện thêm các thăm khám và thay đổi phương pháp điều trị thích hợp.

Viêm xoang cũng là bệnh thường xảy ra vào mùa hanh khô, nhất là những người có tiền sử dị ứng. Làm cách nào để phòng tránh viêm xoang vào mùa hanh khô?

2.3. Viêm xoang

Trong một số trường hợp, tình trạng cảm cúm có thể gây nên biến chứng viêm xoang ở người bệnh. Nguyên nhân là do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào xoang, làm tổn thương và gây viêm tại xoang, trên điều kiện thuận lợi là một tình trạng cảm cúm đang diễn ra.

Những triệu chứng điển hình ở bệnh nhân viêm xoang kể đến như nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức mũi mặt, đau đầu, giảm ngửi hoặc mất ngửi, sốt,... Nếu viêm xoang nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo biến chứng viêm xoang như cứng gáy, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác,...

Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh, các loại thuốc xịt rửa mũi, thuốc co mạch dạng xịt và thuốc giảm đau,...

2.4. Viêm tai giữa

Trong các biến chứng của bệnh cảm cúm, viêm tai giữa cũng là triệu chứng rất thường gặp. Bệnh nhân viêm tai giữa có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như sốt, giảm hoặc mất thính lực, chảy mủ tai, nôn mửa,...

Ai có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cảm cúm? Cảm cúm nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 4.

Viêm tai giữa có thể khiến người bệnh bị suy giảm thính lực (Ảnh: Internet)

Nhìn chung, viêm tai giữa là bệnh rất nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề cho cơ quan thính giác. Vì thế, người bệnh nên đi khám ngay lập tức nếu có các biểu hiện nghi ngờ viêm tai giữa đang diễn ra.

2.5. Viêm não

Viêm não là một trong các biến chứng của bệnh cảm cúm nguy hiểm nhất. Sự tổn thương hệ thống thần kinh có thể gây nên nhiều biến chứng và để lại các di chứng hết sức nặng nề.

Các biểu hiện đặc trưng khi có tổn thương não do biến chứng cảm cúm cần nhận biết sớm là sốt cao, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, buồn ngủ, co giật, yếu liệt, rối loạn thị giác và thính giác, thóp phồng và quấy khóc liên tục ở trẻ em,...

Do đây là tình trạng rất nghiêm trọng, cần được xử lý càng sớm càng tốt nên nếu có các biểu hiện của viêm não thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Qua đó có thể thấy rằng, không phải lúc nào cảm cúm cũng gây nên biến chứng. Nhưng điều này cũng không cho phép chúng ta được chủ quan bởi nó cũng có thể gây nên các biến chứng hết sức nguy hiểm. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm và có phương pháp xử lý đúng đắn khi gặp biến chứng của bệnh cảm cúm xảy ra để hạn chế các nguy cơ mang đến cho sức khỏe bệnh nhân.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/flu-complications#outlook


Tác giả: QN