Dưới đây là một số nhóm người đặc thù có nguy cơ bị bệnh trĩ cao đến từ những thói quen hàng ngày hoặc do một vài yếu tố khách quan có thể khiên họ có khả năng bị trĩ cao hơn những người khác:
- Những người có công việc phải giữ tư thế đứng nhiều hoặc phải ngồi lâu và ít có thói quen vận động.
Ví dụ: nhân viên văn phòng, lái xe, người làm công việc bán hàng, thợ may,...
- Người bị táo bón mãn tính
Do chứng táo bón kinh niên mà khi đi đại tiện người bệnh phải liên tục rặn khiến áp lực ở bên trong lòng ống hậu môn bị gia tăng từ đó các búi trĩ có cơ hội phát triển to hơn về kích thước hơn nữa còn dần sa ra phía ngoài hậu môn khiến bạn bị bệnh trĩ.
Ngoài ra thì táo bón còn có phân cứng, khi đi ra ngoài chúng cọ vào thành hậu môn gây ra hiện tượng đau rát và chảy máu hậu môn.
- Người bị tiêu chảy/kiết lỵ
Tương tự như người bị táo bón có nguy cơ bị bệnh trĩ cao thì người bị tiêu chảy hay kiết lỵ liên tục cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao tương tự.
Điều này được giải thích là do việc phải đi đại tiện liên tục khiến gia tăng áp lực ở ổ bụng và thể tích của búi trĩ phát triển theo.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ
Phụ nữ khi đang mang thai, áp lực ở ổ bụng và tử cung tăng cao do kích thước và thể trọng của thai nhi phát triển - đặc biệt là vào những tháng cuối làm cho sự chèn ép lên tĩnh mạch bị tăng cao ảnh hưởng tới hoạt động hồi lưu của máu từ đó dẫn đến việc búi trĩ bị xung huyết và mở rộng ra.
Từ đó vấn đề đại tiện cũng phải tăng tần suất lên. Khi vào những tháng cuối thì trực tràng và hậu môn có nguy cơ bị nứt và thai phụ có khả năng bị bệnh trĩ.
Phụ nữ trong nức đang mang thai nên tích ăn bổ sung canxi và sắt cũng như vận động cơ thể tránh ngồi ì một chỗ để hạn chế nguy cơ bị bệnh trĩ.
- Phụ nữ mới sinh
Khi thai phụ sinh em bé, tác động do việc "rặn đẻ" dùng hết sức khiến cho búi trĩ vốn đã có nguy cơ bị lòi ra ngoài hậu môn sẽ dễ ra hơn khiến mẹ bị bệnh trĩ.
- Phụ nữ đang cho con bú
Trong giai đoạn đang cho con bú thì do việc phải kiêng khem khiến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt bị đảo lộn kèm theo đó là những hệ quả do quá trình mang thai và sinh nở để lại khiến họ cũng có nguy cơ bị trĩ cao hơn.
- Nhóm đối tượng khác
Bệnh trĩ cũng còn được tìm thấy ở những người bị mắc các bệnh lý như u bước vùng hậu môn trực tràng hay các khu vực xung quanh, người bị chứng ruột kích thích hay chứng tăng áp lực ổ bụng; nhóm các bệnh hô hấp như viêm phế quản hay giãn phế quản,... cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ.
Bị bệnh trĩ không chỉ khiến ảnh hưởng tới thể chất của bạn mà còn có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Một vài ảnh hưởng có thể kể tới như bị đi đại tiện ra máu, đau vùng hậu môn do búi trĩ bị tắc, đại tiện gặp khó khăn, giảm cân, trầm cảm,...
Hơn nữa do thói quen e ngại khám các bệnh vùng kín mà người bị bệnh trĩ thường chỉ đi khám khi có những dấu hiệu nặng. Lúc này bệnh trĩ đã vào giai đoạn muộn, điều trị cũng vì thế mà gặp khó khăn.
Hiện nay thì bệnh trĩ đã có nhiều phương pháp để điều trị khác nhau nên khi bị bệnh bạn không còn cần phải e ngại đến vấn đề bệnh trĩ có chữa được không hay có khỏi được không nữa,...
Nhóm những người có nguy cơ bị bệnh trĩ cao nên quan sát những biểu hiện bất thường khi đi đại tiện cũng như trong ăn uống, sinh hoạt và thực hiện thăm khám thường xuyên.