Những đối tượng nào cần kiểm tra thoái hóa cột sống?

Những đối tượng nào cần kiểm tra thoái hóa cột sống?
Thoái hóa cột sống là đang xuất hiện ngày một nhiều và trẻ hóa trong thời gian gần đây. Vậy những ai cần kiểm tra thoái hóa cột sống? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh về xương khớp gây nên những khó chịu cũng như bất tiện trong sinh hoạt. Đối tượng mắc bệnh đang ngày càng nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa. Độ tuổi mắc bệnh thường là từ 40 tuổi trở đi. Vậy ai cần kiểm tra thoái hóa cột sống và một số thông tin về bệnh thoái hóa cột sống sẽ được nói rõ hơn ở bài viết dưới đây.

Thoái hóa cột sống không bị ở nhất thiết một đối tượng nào đó. Ai cũng sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn nhất định bị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên sẽ có một số đối tượng nhất định có nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng thông thường.

1. Những người đang ở trong độ tuổi từ 30 trở lên

Đối tượng cần kiểm tra thoái hóa cột sống chiếm đa số là người trên 30 tuổi. Bởi những người ở độ tuổi này sẽ có nguy cơ bị thoái hóa tự nhiên như suy giảm chức năng tự nhiên của xương khớp.

Vì vậy những ai đang ở trong độ tuổi từ ngoài 30 trở lên nên chú ý về cách ăn uống sinh hoạt. Cũng như rèn luyện cho mình một chế độ tập luyện thể thao lành mạnh để giảm thiểu tác nhân gây bệnh.

2. Người bị chấn thương, có tiền sử bệnh lý

Ai cần kiểm tra thoái hóa cột sống? Trong danh sách này không thể thiếu những người vừa hồi phục sau những chấn thương và những người mắc các chứng bệnh lý tự nhiên liên quan đến cột sống như gù lưng, vẹo sườn.

Bạn sẽ không thể biết được những chấn thương cũ có thể gây nên những tác động gì bên trong cơ thể. Đặc biệt là với căn bệnh thoái hóa cột sống thì đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh.

Nếu bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện của căn bệnh thoái hóa cột sống như khó khăn trong di chuyển, căng cứng ở các cơ, thậm chí có thể lan xuống phần cổ, tay,.. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường ở phần cột sống bạn nên tiến hành kiểm tra để có những liệu trình phù hợp nhất.

kiem-tra-thoai-hoa-cot-song

Kiểm tra thoái hóa cột sống - Ảnh minh họa

3. Người lao động nặng

Người cần kiểm tra thoái hóa cột sống bao gồm lao động phổ thông, thường xuyên phải lao động và làm việc vất vả có nguy cơ thoái hóa cột sống rất cao. Bởi họ thường xuyên phải làm những công việc như bốc vác, mang vác hàng hóa nặng nề sẽ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn rất nhiều.

Bởi khi đó cột sống phải di chuyển, hoạt động mạnh trong một thời gian dài. Vì vậy mà xương cột sống cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn, đã gây ra các tình trạng chèn ép dây thần kinh xung quanh.

4. Người làm văn phòng, bàn giấy

Đây làm nhóm đối tượng phải làm việc trong điều kiện phải giữ nguyên tư thế trong thời gian dài. Bao gồm những nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ làm việc trong một thời gian dài.

Tiếp đó là những đối tượng như lễ tân, tài xế, kỹ sư,... Việc giữ nguyên tư thế làm việc quá lâu mà không vận động cơ thể sẽ dễ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn những người bình thường.

Với đối tượng này khi đi làm về nhà sau một ngày dài họ sẽ ngồi ở nhà nghỉ ngơi thay vì đi ra ngoài vận động. Vì vậy dẫn đến tình trạng lười vận động, lười tập thể dục và có chế độ ăn không khoa học.

Bệnh thoái hóa cột sống tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra những bất tiện nhất định trong cuộc sống. Đặc biệt nếu bệnh trở nặng có thể gây ra hậu quả như bị bại liệt, teo cơ. Vì vậy câu hỏi ai cần kiểm tra thoái hóa cột sống là câu hỏi quan trọng và cần thiết, nhất là với những đối tượng đang có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống.


Tác giả: Nguyễn Thị An