Acetaminophen 500mg là loại thuốc được sử dụng phổ biến.
Loại thuốc này có tên hoạt chất là Acetaminophen, ngoài ra còn có một số tên gọi khác được gọi như Paracetamol và N-acetyl-para-aminophenol (APAP). Đây là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Acetaminophen là một loại thuốc được sử dụng thông qua đường uống, tuy nhiên cũng có thể được sử dụng để tiêm tĩnh mạch.
Đối với thuốc Acetaminophen, đây là loại thuốc có công dụng điều trị các cơn đau từ nhẹ tới vừa do hành kinh, nhức đầu, đau răng, đau cơ cũng như thoái hoá khớp và gây tổn thương mô mềm gây ra, kể cả đối với chứng bệnh đau nửa đầu.
Hơn nữa, việc kết hợp thuốc Acetaminophen với thuốc giảm đau opioid còn được sử dụng trong điều trị đau nặng. Đặc biệt, Acetaminophen còn được biết đến là một loại thuốc có tác dụng hạ sốt rất thông dụng.
Acetaminophen 500mg còn được biết đến là sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Ngoài hàm lượng 500mg mà thường được sử dụng, thuốc còn có nhiều hàm lượng khác như: 120mg, 125mg, 325mg, 650mg.
Acetaminophen 500mg là thuốc có nhiều dạng như: dạng dung dịch, dạng viên nén hoà tan, viên nén nhai, viên sủi bọt... viên nang, viên thuốc đặt hoặc bột, bột pha dung dịch, siro, hỗn dịch...
Đọc thêm:
- Sử dụng thuốc hạ sốt có thể gây hại cho gan? Lưu ý gì khi dùng thuốc hạ sốt?
- Trẻ bao nhiêu độ là bị sốt? Một số cách hạ sốt nhanh cho trẻ mà phụ huynh cần biết
Muốn sử dụng thuốc Acetaminophen, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có một số vấn đề về liều lượng sử dụng thuốc cần chú ý như sau:
* Đối với liều dùng, cần chú ý:
- Đối với dạng thuốc phóng thích nhanh: 325mg đến 1g acetaminophen được sử dụng mỗi 4 đến 6 giờ. Tuy nhiên, liều lượng tối đa một lần dùng là 1gram (tương đương 2 viên acetaminophen 500mg) và quan trọng hơn cả là không sử dụng quá 4gram trong 24 giờ.
- Trong khi đó, dạng thuốc phóng thích kéo dài thì có thể uống 1300mg mỗi 8 giờ. Liều lượng tối đa có thể sử dụng là 3900mg trong mỗi 24 giờ,
- Thuốc được đặc trực tràng, sử dụng 650mg mỗi 4 đến 6 giờ, cũng chỉ nên sử dụng tối đa 3900mg mỗi 24 giờ.
* Lưu ý khi quên liều dùng acetaminophen:
Khi quên một liều dùng, người bệnh nên sử dụng càng sớm càng tốt. Sau đó đợi từ 4 đến 6 giờ sau có thể sử dụng liều tiếp theo. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều thuốc đã quy định khi quên một liều dùng.
* Một số lưu ý khi sử dụng thuốc acetaminophen cho trẻ em như sau:
- Trẻ em không được tự ý sử dụng acetaminophen mà cần có người lớn giám sát. Đặc biệt cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ nhỏ sử dụng, liều lượng dùng acetaminophen được xác định dựa theo cân nặng của trẻ như sau: trung bình là 10 – 15 mg/kg, cũng sử dụng mỗi liều trong mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa chỉ cho trẻ sử dụng 5 liều trong 24 giờ.
- Trong khi đó, đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng liều như người lớn.
* Lưu ý sử dụng đối với các dạng thuốc khác nhau:
- Đối với thuốc acetaminophen dạng lỏng, cần được lắc trước khi sử dụng.
- Khi dùng acetaminophen dạng nhai, người dùng cần nhai kỹ trước khi nuốt.
- Với viên nén phân huỷ, cần đảm bảo tay khô ráo trước khi lấy thuốc, cách sử dụng cần chú ý đặt thuốc trên lưỡi sau đó để tan ra chứ không nuốt thuốc trực tiếp.
- Dạng viên hoặc bột sủi bọt thì người dùng cần hoà tan trong nước sau đó đem nước acetaminophen 500mg được hoà tan uống hết. Tiếp đến, nên uống thêm một chút nước để tráng lại số thuốc còn sót trong cốc vừa sử dụng để hoà tan thuốc.
- Khi sử dụng thuốc acetaminophen dạng bột thông thường chỉ cần đặt trực tiếp thuốc lên trên lưỡi và nuốt.
Lưu ý, thực phẩm có thể là nguyên nhân làm chậm việc hấp thu viên nén giải phóng kéo dài, vì vậy trong bữa ăn nên hạn chế chất bột, đường.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc mà không thuyên giảm triệu chứng, có những dấu hiệu bất thường thì cần ngừng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.
Việc sử dụng quá liều acetaminophen có thể gây tổn thương gan, các triệu chứng xuất hiện như buồn nôn, chán ăn, đau bụng trên, ngoài ra người bệnh còn bị ngứa, nước tiểu sẫm màu, phân sệt như đất sét, kèm theo đó là tình trạng vàng da và vàng mắt.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây ra tình trạng lú lẫn, đổ mồ hôi, bị suy nhược. Đặc biệt nghiêm trọng còn có thể gây tử vong ở người dùng acetaminophen quá liều.
Cần đặc biệt chú ý, thời gian vài giờ đầu, có thể bệnh nhân chưa xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như đau bụng, buồn nôn. Người bệnh cần hết sức lưu ý khi nghi ngờ bệnh nhân đang sử dụng thuốc acetaminophen quá liều.
Tình trạng quá liều khi sử dụng thuốc có thể xảy ra khi dùng acetaminophen 500mg kèm theo các loại thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc các chế phẩm có chứa acetaminophen khác.
Trong trường hợp khẩn cấp khi sử dụng thuốc quá liều, nhanh chóng liên hệ cho bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp giải độc khi sử dụng thuốc quá liều. Đặc biệt lưu ý, việc sử dụng thuốc để giải độc chỉ có hiệu quả khi sử dụng vài giờ đầu sau khi ngộ độc.
Hầu hết mọi người sử dụng thuốc acetaminophen 500mg thường không gây ra hoặc không có tác dụng phụ. Đối với một số trường hợp có tác dụng phụ khi dùng thuốc, nếu có thường là buồn nôn, nôn, đau đầu hoặc thuốc acetaminophen 500mg có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
Đối với một số người, tình trạng phản ứng dị ứng có thể xảy ra nghiêm trọng dù rất hiếm gặp. Các triệu chứng người bệnh gặp phải có thể kể đến gồm, nổi mề đay, khó thở, gương mặt bị sưng phù hoặc sưng bên trong miệng và họng.
Khi gặp các triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng ngừng sử dụng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ. Thực tế cho thấy, rất hiếm xảy ra tình trạng sử dụng thuốc acetaminophen gây ra phản ứng da nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.
Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan mà nhanh chóng gọi điện đến bệnh viện và đi cấp cứu kịp thời nếu người sử dụng thuốc xuất hiện tình trạng bị mẩn đỏ da, phát ban trên diện rộng và sau khi sử dụng thuốc gây ra hiện tượng phồng rộp, bong tróc.
Đối với quá trình sử dụng thuốc acetaminophen 500, có một vài vấn đề người dùng cần chú ý như sau:
- Nên thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ khi bị dị ứng với acetaminophen hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
- Chia sẻ với bác sĩ biết có đang sử dụng các loại thuốc gồm thuốc kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng cũng như các loại thảo dược nào hay không?
- Ngoài ra, nên nói cho bác sĩ biết các vấn đề sức khoẻ khác như tiền sử bệnh, đặc biệt bệnh gan như suy gan, suy thận, thiếu máu mạn tính, người thường xuyên sử dụng hoặc đối với người nghiện rượu, bia.
- Người bệnh bị phenylceton niệu nên thận trọng khi dùng acetaminophen viên nhai có tá dược là đường và aspartame.
- Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng acetaminophen
Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn cách cai rượu bia hiệu quả mà không cần dùng thuốc
* Chú ý, thuốc chống chỉ định cho các trường hợp:
- Người mẫn cảm với paracetamol.
- Chống chỉ định đối với người thiếu hụt G6PD.
* Lưu ý khi sử dụng acetaminophen 500mg cho phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú:
- Dù vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ để có thể xác định được rủi ro khi sử dụng thuốc acetaminophen 500mg trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ cũng như cân nhắc giữa các lợi ích và nguy cơ.
- Đối với mẹ đang cho con bú, thuốc này có thể vào sữa mẹ. Do đó, trước khi sử dụng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc acetaminophen.
* Tương tác thuốc của acetaminophen 500mg:
Thực tế, tương tác thuốc còn có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ do thuốc gây nên. Vì vậy, trước khi sử dụng acetaminophen 500mg, tốt hơn hết nên viết đầy đủ các loại thuốc được kê toa, thuốc không kê toa và các thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng cho bác sĩ xem.
Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, ngừng uống thuốc hay thay đổi liều lượng của thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
* Một số thuốc có thể tương tác khi dùng chung với thuốc acetaminophen 500mg có thể gặp phải:
- Có thể làm giảm nồng độ thuốc trong máu của thuốc chống động kinh, cụ thể như phenytoin, barbiturates, carbamazepine.
- Làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warfarin khi phối hợp sử dụng cùng thuốc acetaminophen 500mg trong thời gian dài.
- Nguyên nhân làm tăng hấp thu metoclopramide và domperidone.
- Thuốc cũng có thể làm tăng nồng độ probenecid, chloramphenicol có trong máu.
- Đồng thời, dùng acetaminophen 500mg chung còn khiến thuốc làm giảm hấp thu của cholestyramine.
- Một vài vấn đề khác như thuốc có thể gây hạ thân nhiệt quá mức khi dùng chung với phenothiazine.
Thực tế, rượu bia, thuốc lá đều có thể là nguyên nhân làm tăng tác dụng phụ độc gan của thuốc. Vì vậy, khi sử dụng acetaminophen 500mg thì người dùng nên kiêng sử dụng rượu bia là tốt nhất.
Đặc biệt, người bệnh không được sử dụng acetaminophen 500mg nếu như từng mắc xơ gan do rượu hoặc do uống hơn 3 ly rượu mạnh mỗi ngày.
Khi muốn biết, uống rượu có gây ảnh hưởng đến việc sử dụng acetaminophen 500mg thì câu trả lời là có. Nên người dùng trước khi muốn uống rượu bia và sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều sử dụng phù hợp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho bạn biết "acetaminophen 500mg là thuốc gì?" và sử dụng thuốc như thế nào để tốt nhất đối với sức khoẻ, không gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nguồn tham khảo:
1. Acetaminophen - Uses, Side Effects, and More