A-Z về bệnh viêm tuyến sữa

A-Z về bệnh viêm tuyến sữa
Bệnh viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm vú là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh viêm vú hay còn gọi là viêm tuyến sữaviêm tuyến vú là bệnh hình thành do viêm nhiễm các mô vú. Hiện tượng phổ biến khi bị viêm tú thường là đau sưng vú, kèm theo sốt và căng bầu vú. 

Thông thường, bệnh hay xảy ra trên phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú, gây ảnh hưởng khá lớn đến quá tình nuôi con của chị em, tuy nhiên đây là bệnh lành tính, ít ảnh hưởng đến trẻ vì thế các mẹ vẫn có thể cho bú dù đang nhiễm bệnh. 

Tỉ lệ mắc viêm tuyến sữa ở người trong độ tuổi sinh đẻ là khoảng 30%, thông thường nguy cơ bệnh đến từ các vết xước, nứt da ở núm vú hoặc qua các đầu vú cho vệ sinh không sạch sau khi lấy sữa.

1. Tác hại của viêm tuyến sữa

Về cơ bản, đây là căn bệnh thường thấy và ít nguy hiểm. Tuy nhiên các mẹ không thể vì thế mà mất cảnh giác. Bệnh thường gây ứ sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa mãn tính. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như áp xe vú. 

viêm tuyến sữa cũng có nguy cơ tái phát rất cao. Người bệnh cần chú ý khi mới mắc bệnh, tránh để bệnh lâu dài, khó chữa trị, gây ảnh hưởng tới quá trình nuôi con và thậm chí phải sống chung với bệnh suốt đời.

2. Nguyên nhân viêm tuyến sữa

Nguyên nhân chính của bệnh là do các khuẩn tấn công vào vú, có thể qua đường núm vú hoặc các vết xước, nứt trên vú trong quá trình mang thai. Việc tiếp xúc lâu ngày giữa miệng của trẻ và vú của mẹ thường tạo ra môi trường lí tưởng cho quá trình viêm nhiễm hình thành. 

Khi khuẩn bệnh xâm nhập, các mẹ sẽ thấy vú sưng đỏ, đau và căng. Thông thường bệnh hay gặp trên những người lần đầu làm mẹ, bởi cơ thể người phụ nữa lúc này còn chưa thích nghi với cơ chế tiết và cho sữa. Đặc biệt là các phần da đầu núm vú lúc này còn rất non nớt, dễ bị tổn thương khi bé bú và cắn.

Đối với những người lần đầu làm mẹ, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

Ảnh 2.

Bệnh viêm vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa, viêm tuyến vú là bệnh hình thành do viêm nhiễm các mô vú. (Ảnh: Internet)

3. Nguy cơ mắc viêm tuyến sữa

Có một số thói quen của mẹ sẽ làm tăng nguy cơ viêm vú:

– Vú bị nứt trong quá trình cho con bú, do trẻ mút khi bú

– Phụ nữ bị tụt đầu vú cũng dễ bị viêm vú hơn do trẻ phải cắn, gây ra các vết thương trên đầu vú

– Mẹ nặn sữa sai cách, khiến vú bị tổn thương

– Các mẹ có tiền sử viêm vú cũng rất dễ bị viêm lại.

– Tư thế bú không đúng

– Sử dụng áo ngực quá chật cũng dễ làm vú bị bí, dễ nhiễm bệnh

4. Triệu chứng viêm tuyến sữa

Triệu chứng của viêm tuyến sữa rất dễ nhận biết, người bệnh sẽ có cảm giác như đang bị cúm nhẹ kèm theo triệu chứng đau ngực. Điểm đặc biệt của căn bệnh là thường chỉ xảy ra trên 1 bên vú thay vì cả 2 bên. Biểu hiện thông thường là:

– Vú đau, sưng khi chạm vào

– Vú căng, cảm giác bầu và núm vú đều bị sưng

– Đau và nóng đỏ vú khi trẻ bú

– Đôi khi có thể kèm theo các cơn sốt và lạnh người

Ảnh 3.

Triệu chứng của viêm tuyến sữa rất dễ nhận biết, người bệnh sẽ có cảm giác như đang bị cúm nhẹ kèm theo triệu chứng đau ngực. (Ảnh: Internet)

5. Kỹ thuật chẩn đoán viêm tuyến sữa

Chủ yếu bệnh dựa trên khám lâm sàng như nắn bóp, sờ vú và thông qua việc hỏi các triệu chứng, đối với trường hợp áp xe vú, bác sĩ sẽ có kiểm tra kĩ càng hơn. Ngoài ra nếu biểu hiện bệnh có nhiều điểm khả nghi, bác sĩ sẽ cần chụp quang và sinh thiết vú để tránh nhầm lẫn bệnh với ung thư vú.

6. Điều trị viêm tuyến sữa

Đối với trường hợp viêm vú thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho sử dụng thuốc và điều trị tại gia. Chủ yếu là kháng sinh, uống liên tục trong vòng từ 1,5 – 2.

Ngoài ra việc tự chăm sóc cũng rất quan trọng trong việc chữa lành viêm vú. Các mẹ sẽ được khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và cho con bú đúng cách. Cụ thể, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nước thường xuyên để cơ thể tăng đề kháng và giảm tải áp lực lên việc tiết sữa. 

Ngoài ra, có thể dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa thay vì cho trẻ bú trực tiếp. Trường hợp cho con bú trực tiếp các mẹ nên bôi thuốc mỡ hoặc dầu gan cá lên đầu vú. Các mẹ cũng cần điều chỉnh tư thế và thói quen cho con bú, không nên vì gắng sức cho con bú mà chậm trễ việc chữa trị.

Đối với trường hợp vú đã lên áp xe và mưng mủ, thì quá trình điều trị cần có thêm khâu phẫu thuật dẫn mủ ra, kết hợp kháng sinh liều cao.

Đặc biệt, nếu sau khi điều trị một thời gian mà bệnh vẫn không thuyên giảm, thì các mẹ có thể phải tìm đến các xét nghiệm cao hơn để chắc chắn rằng các biểu hiện bệnh không đến từ một mối nguy lớn hơn mang tên ung thư vú.

Tuy nhiên về cơ bản, chữa trị chỉ là phương pháp cuối cùng, mọi người nên tự mình đề phòng viêm tuyến sữa bằng cách giữ một chế độ ăn uống hợp lí và đặc biệt vệ sinh đầy đủ vùng ngực.

Tác giả: Thanh Hoa