Chuyên gia của Basic Needs, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm đã giới thiệu bộ câu hỏi test trầm cảm giúp sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Đây là những công cụ hay được sử dụng trong các nghiên cứu ở nước ngoài. Bản test mức độ trầm cảm này đã được thạc sĩ Tâm cùng với các đồng nghiệp tiến hành xin bản quyền và làm Việt hóa để mọi người có sử dụng từ năm 2009 và trong các nghiên cứu về trầm cảm.
Làm test trầm cảm để sớm nhận biết bệnh (Ảnh: Internet)
Mục đích của bộ test trầm cảm này là việc bạn trả lời một bộ những câu hỏi để sàng lọc xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không. Đồng thời theo dõi xem tiến triển của bệnh nhân bị mức độ trầm cảm đến đâu.
Trong ô cột Điểm, bạn hãy viết số cao nhất mà bạn muốn chọn trong nhóm đã cho. Ví dụ như, ở câu hỏi số 1a: Nếu bạn chọn Không ngày nào sẽ được 0 điểm, ở câu 1b chọn Vài ngày thì sẽ được 1 điểm, câu 1c nếu bạn chọn Gần như mọi ngày thì sẽ được 3 điểm.
Cuối cùng bạn sẽ ghi lại số điểm cao nhất trong mỗi cụm câu hỏi này là 3 vào cột Điểm. Bạn tiến hành cộng tổng điểm của cả 9 nhóm câu hỏi rồi đối chiếu với mục Kết quả được ghi bên dưới.
Trong hai tuần qua, những vấn đề nào sau đây đã gây phiền phức cho bạn thường xuyên và đến mức độ nào? Hãy điền ngay vào bảng đánh giá test trầm cảm PHQ-9 dưới đây:
STT | Nội dung | Không ngày nào | Vài ngày | Hơn một nửa số ngày | Gần như mọi ngày | Điểm (0-3) | |
1a | Khó đi vào giấc ngủ | - | - | - | - | - | |
1b | Khó ngủ thẳng giấc | - | - | - | - | ||
1c | Ngủ quá nhiều | - | - | - | - | ||
2 | Cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít sinh lực | - | - | - | - | - | |
3a | Chán ăn | - | - | - | - | - | |
3b | Ăn quá nhiều | - | - | - | - | ||
4 | Ít muốn làm điều gì hoặc có cảm giác thích thú khi làm bất cứ điều gì | - | - | - | - | - | |
5a | Cảm thấy nản chí, trầm buồn | - | - | - | - | - | |
5b | Cảm giác tuyệt vọng | - | - | - | - | ||
6a | Suy nghĩ tiêu cực về bản thân hay luôn có cảm giác tự ti mình là người thất bại hoặc thấy thất vọng về chính bản thân mình. | - | - | - | - | - | |
6b | Cảm thấy mình đã làm cho gia đình thất vọng | - | - | - | - | ||
7 | Khó tập trung vào công việc như đọc báo hay xem tivi | - | - | - | - | - | |
8a | Vận động hoặc nói quá chậm đến mức người khác có thể nhận thấy được | - | - | - | - | - | |
8b | Quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên đến mức bạn đi đi lại lại nhiều hơn thông thường | - | - | - | - | ||
9a | Có các suy nghĩ cho rằng chết là điều tốt hơn cho bạn | - | - | - | - | - | |
9b | Có các suy nghĩ tự gây tổn thương cơ thể mình theo cách nào đó | - | - | - | - |
Tổng điểm
Dựa vào bảng đánh giá test trầm cảm, chúng ta có thể đối chiếu kết quả để xem bản thân đang ở mức độ trầm cảm nào?
- 5-9 điểm: Bạn ở mức trầm cảm tối thiểu.
- 10-14 điểm: Bạn đang ở mức trầm cảm nhẹ.
-15-19 điểm: Bạn đang ở mức độ trầm cảm trung bình.
-Trên 19 điểm: Bạn đang ở mức độ trầm cảm nặng.
Mức độ ảnh hưởng của bệnh có thể rất nặng nề. Khả năng những người bị trầm cảm muốn tự tử là khá cao. Theo thống kê có khoảng 15% những bệnh nhân bị trầm cảm có hành vi tự sát trong một thời điểm nào đó của cuộc đời và có khoảng 4% bệnh nhân chết do tự sát. Bệnh trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp với liệu pháp tâm lý. Nếu không được điều trị thành công thì khả năng người bệnh bị tái phát sẽ rất cao, ước lượng khoảng 50%. Vì thế bạn nên làm các bài test mức độ trầm cảm nếu có những biểu hiện bất thường.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của chúng tôi về 9 bài test trầm cảm trong bảng đánh giá trầm cảm PHQ-9. Hi vọng rằng với việc đánh giá test mức độ trầm cảm của bản thân sẽ giúp các bạn yên tâm hơn hoặc có thể phát hiện bệnh trầm cảm sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh và yêu đời nhé.
Nguồn: Vnexpress