Bài tập kích thích não hỗ trợ điều trị trầm cảm

Bài tập kích thích não hỗ trợ điều trị trầm cảm
Vừa qua các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra một cách điều trị trầm cảm bằng phương pháp kích thích não

Bằng cách vận dụng kỹ thuật những định luật toán học và định luật âm thanh, cụ thể là kích thích não bằng cách sử dụng tiếng chim hót để kích thích cơ chế giao cảm trong điều trị trầm cảm.

Để tìm ra phương pháp mới, các nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi: Liệu có mối liên hệ nào giữa cách chữa trị bệnh trầm cảm và đột quỵ không? Từ đó thôi thúc họ nghiên cứu một phương pháp điều trị trầm cảm trực diện hơn. Cụ thể là việc nhắm vào chữa trị chứng rối loạn chức năng của não bộ - yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức của người bị trầm cảm.

 

Điều trị trầm cảm bằng phương pháp kích thích não bộ

Sau nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng có một vùng não của người bị trầm cảm "bị hỏng". Bạn có thể tưởng tượng nó như một phần cơ bị teo lại. Và nhiệm vụ của người điều trị trầm cảm là phụ hồi lại nó. 

Theo đó, các nhà khoa học đã tìm ra vùng não bị hỏng dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Nhà khoa học Greg J. Siegle, Giám đốc của chương trình nghiên cứu sinh học về sự ảnh hưởng của thần kinh đến nhận thức thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ), đã phát biểu trên Health: “Nó cũng giống như một phần cơ bị teo lại. Giải pháp đối với các cơ bị teo là phục hồi lại nó”.

Các phương pháp điều trị trầm cảm mới ra đời

Trên cở sở đó nhóm đã giới thiệu các phương pháp mới trong liệu trình điều trị trầm cảm. Đó là những trò chơi máy tính đơn giản dựa trên những ứng dụng định luật toán học và sử dụng âm thanh líu lo của chim hót để kích hoạt vùng não "bị hỏng" đó. Các nhà khoa học cho rằng, chỉ khi cơ chế giao cảm được cải thiện thì người bị trầm cảm mới có khả năng được chữa trị dứt điểm. Phương pháp này giống như cách hỗ trợ người bệnh an toàn không dùng thuốc.

Ví dụ về một trò chơi kích hoạt não bộ của bệnh nhân trầm cảm đó là: Sử dụng nét mặt của người chơi (tức là người đang bị trầm cảm) thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực. Hoặc một phương pháp tiếp cận khác, đó là kích thích điện ở vùng não bằng các trò chơi vi tính,...

Mặc dù những phương pháp điều trị mà các nhà khoa học mới nghiên cứu ở trên vẫn còn trong giai đoạn bắt đầu áp dụng thử nghiệm. Và các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tiếp cận nhằm tối ưu hơn cho từng bệnh nhân với liều lượng thích hợp cho từng đối tượng.

Các nhà khoa học cũng nói rằng phương pháp không đảm bảo rằng sẽ chữa được hết cho tất cả bệnh nhân do cấu tạo của bộ não mỗi người không giống nhau hoàn toàn. Hoặc có thể việc trị liệu như vậy chỉ có khả năng điều trị với một số bệnh nhân đặc biệt.

Tuy vậy thì chúng ta có quyền tin rằng nếu liệu pháp mới này thành công sẽ là bước đệm vững chắc cho việc mở rộng nghiên cứu phương pháp điều trị trầm cảm phù hợp với nhiều đối tượng hơn nữa.

Theo thống kê của Tạp chí Phương pháp nghiên cứu bệnh tâm thần quốc tế vào năm 2012 thì có khoảng 17% người Mỹ bị bệnh trầm cảm nặng. Tuy nhiên không phải người nào cũng phù hợp với các liệu pháp hàng đầu trong điều trị trầm cảm, chẳn hạn như liệu pháp thay đổi hành vi nhận thức hay tâm lý cá nhân.

Cũng theo một nghiên cứu Tâm thần học thì cứ 3.000 bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị trầm cảm thì chỉ có 1/3 trong số đó là có dấu hiệu thuyên giảm tình trạng bệnh và thời gian của liệu trình này là 14 tuần. Thậm chí nhiều bệnh nhân phải đổi thuốc do những tác dụng phụ lớn.

Nguồn: Vnexpress

Tác giả: Sk