Cách nhận biết dấu hiệu trầm cảm nhanh

Cách nhận biết dấu hiệu trầm cảm nhanh
Trầm cảm đang len lỏi vào trong cuộc sống thường ngày của mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ; từ học sinh cho đến dân văn phòng,... Nhận biết dấu hiệu trầm cảm sẽ giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn cũng như có giải pháp điều trị thích hợp

Bác sĩ Bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mọi lứa tuổi đều cũng thể mắc bệnh trầm cảm, trong đó nữ nhiều hơn nam 2 lần. Đối với thiếu niên cũng có thể mắc nhưng biểu hiện sẽ có phần khác với người lớn. Nhóm người cao tuổi cũng có nguy cơ bị trầm cảm nhưng thường bị bỏ quên.

Vậy trầm cảm là gì?

Trầm cảm là việc con người ở trong trạng thái buồn rầu và chán nản. Họ không còn hứng thú với bất cứ việc gì trong cuộc sống. Chế độ ăn uống hay sinh hoạt cũng bị xáo trộn. Người bị trầm cảm thường xuyên ngủ không ngon giấc, ăn uống nhạt miệng.

Trong công việc, người trầm cảm thường không hoàn thành được công việc, đồng thời có mặc cảm thua kém, đôi khi rầu rĩ và lâu ngày sẽ nghĩ đến cái chết. Ngoài ra, bệnh nhân bị trầm cảm hay kèm theo lo lắng, bị nặng đầu đau mỏi vai gáy hoặc ép ngực hồi hộp hay tay chân lạnh…

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là khác nhau ở mỗi nhóm tuổi

1. Dấu hiệu trầm cảm

Như đã nói ở trên, bác sĩ Trụ đã chỉ ra những biểu hiện mà người mắc bệnh trầm cảm thường gặp, đó là:

- Nét mặt rầu rĩ, cảm thấy cô độc, chán nản, lẻ loi

- Giảm hứng thú trong cuộc sống. Người bị trầm cảm thường đi đứng chậm, mệt mỏi, có cảm giác nặng nề và không thích gần gũi mọi người

- Ăn rất ít, thường cảm thấy không ngon miệng

- Bị trằn trọc khó ngủ, dễ tỉnh. Đôi khi thèm ngủ nhưng không ngủ được hoặc ngủ được nhưng thức dậy thấy không khỏe.

- Đầu óc thường khó tập trung, hay do dự không quyết định được hoặc không đối phó được

- Hay kêu nhức đầu, mỏi gáy, mỏi cổ, hay cảm thấy hồi hộp ép ngực, liên tục xoa bóp tay chân do nhức mỏi

- Có người còn có cảm giác lo lắng hồi hộp vô cớ, bị ám ảnh bệnh tật một cách vô lý, thậm chí có từng cơn sợ sệt rõ ràng

- Người đang đi làm/công tác thì giao tiếp khiên cưỡng, hay né tránh những lời thăm hỏi, gắng gượng làm nhưng không hết việc, bị đãng trí và thường xuyên cảm thấy bế tắc

- Tự nghĩ chán đời và cảm thấy có lỗi với người thân với gia đình, thấy thua kém người ta và không bằng người ta. Họ thấy mình trở nên vô dụng, không còn đáng sống nên hay suy nghĩ và tìm cách chết

2. Những hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm

Những cú "Sang chấn tinh thần", những việc gây "sốc" như mất người thân, bị áp lực công việc, gặp khó khăn quá lớn hay đổ vỡ hôn nhân, sự nghiệp hoặc bị bất hòa kéo dài

Học sinh/sinh viên có quá nhiều bài vở, bị hẫng hụt khi thành tích kém rồi xuống dốc dần

- Những người đã qua một thời gian bị hưng cảm như quá tự tin, nói rất nhanh, không cần ngủ, bệnh nhân bị loạn khí sắc lưỡng cực,.. Hay người bệnh tâm thần phân liệt cũng có khả năng bị trầm cảm

- Trầm cảm sau khi sinh con, tỷ lệ đang có dấu hiệu gia tăng trầm trọng và cần phải phát hiện sớm

3. Cần làm gì khi thấy triệu chứng trầm cảm

 Không được coi nhẹ các dấu hiệu trầm cảm. Người bị trầm cảm nên cố gắng kể hết các triệu chứng cho bạn bè hoặc cho người thân

- Khi phát hiện có người bị trầm cảm thì cần phải trấn an, tìm hiểu, đồng thời tìm cách quan tâm và giúp đỡ họ. Đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh được các cơn trầm uất, thất thần hay quẫn trí

- Nếu đi khám bác sĩ chuyên khoa rồi, được ke đơn uống thuốc thì cũng phải theo dõi để đề phòng các triệu chứng nặng thêm

Nguồn: Vnexpress

Tác giả: SK