9 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
9 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp hiện vẫn còn là đề tài tranh cãi trong giới học giả cũng như chưa nhận được đủ sự quan tâm của người bệnh.

1. Tiếp xúc với dầu máy

Tỉ lệ mắc bệnh của những người thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ cao hơn 30% so với những người không tiếp xúc với dầu mỡ. Nguyên nhân cho tình trạng trên vẫn chưa có lời giải thích. Các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) chỉ giải thích có thể phân tử kích hoạt hệ miễn dịch trong dầu khoáng là hung thủ cho tình trạng trên.

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 1000 bệnh nhân từ năm 1996 tới năm 2003. Toàn bộ những người trên cho biết họ đều tiếp xúc với cả nhựa đường. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tới từ việc tiếp xúc với dầu máy.

Trước đó, một số nghiên cứu cũng chứng minh dầu máy làm chuột có các triệu chứng viêm khớp.

2. Chế độ ăn uống thiếu vitamin C

Chế độ ăn uống thiếu vitamin C có thể dễn tới viêm thấp khớp dạng thấp. Đây là kết luận của các nhà khoa học Anh sau 8 năm nghiên cứu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh liên quan tới khớp.

Nghiên cứu được tiến hành trên 25.000 đối tượng và phát hiện được 73 trường hợp mắc đều là người có chế độ ăn ít hoa quả và rau xanh. Họ cũng chính là đối tượng của một nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống với các bệnh lý mạn tính đang được tiến hành.

3. Nhuộm tóc tác động xấu tới khớp

Một nghiên cứu mới đây của các khoa học Thụy Điển, phụ nữ thường xuyên nhuộm tóc từ 20 năm trở lên có tỷ lệ mắc bệnh khớp mạn tính nhiều gấp hai lần so với người không nhuộm tóc. Các hóa chất trong thuốc nhuộm đã phá hủy hệ thống miễn dịch đồng thời chính là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

Một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tại Đại học Nam California (Mỹ) khám phá ra những phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp 2 – 3 lần so với người không nhuộm tóc.

4. Đi giày quá rộng

Phụ nữ đi giày đế cao rộng và nhiều khoảng trống bên trong có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người không dùng. Nghiên cứu của Đại học Y Havard (Mỹ) cho thấy áp lực lên đầu gối khi dùng loại giầy này tăng 20% so với lúc đi chân đất. Nếu đi giầy gót nhọn thì áp lực khí tăng 22%.

20 phụ nữ được yêu cầu đi cùng một đoạn đường. Đầu tiên đi bằng chân đất, sau đó đi bằng đôi giầy đế cao và rộng, cuối cùng mới đi bằng giầy gót nhọn. Dựa vào các phân tích chuyển động, các nhà nghiên cứu đã đo được áp lực tác dụng lên đầu gối trong các tình huống.

Tuy chỉ số khác nhau nhưng kết quả có một điểm chung: cả hai trường hợp đi giầy đều có hiện tượng áp lực xoáy vào trong. Vậy nên, để phòng ngừa nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, chị em phụ nữ chỉ nên đi những đôi giày gót thấp.

5. Ăn nhiều thịt bò

Các nhà khoa học Anh mới đây đưa ra một thông tin: người thích ăn thịt đỏ, bít tết hay hamburger có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp mạn tính cao hơn người khác ít nhất 2 lần.

Nghiên cứu này được đưa ra bởi tiến sĩ Dorothy Pattison và cộng sự tại Đại học Manchester (Anh). Họ đã theo dõi 88 người người mới được chẩn đoán viêm khớp mạn tính ở ít nhất 2 khớp xương với 176 người bình thường. Mọi người tham gia đều phải liệt kê chi tiết đến từng gam thực phẩm đã dùng 7 ngày gần nhất.

Kết quả chứng minh những ngưởi sử dụng chủ yếu thịt đỏ có khả năng mắc bệnh cao gấp 2 lần người không dùng. 42% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dùng ít nhất 58 gam thịt đỏ mỗi ngày. Những người vừa dùng thịt đỏ vừa dùng thịt khác có nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn nữa.

6. Hút thuốc lá

Lối sống không lành mạng được các nhà khoa học tin rằng là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng và 40% các bệnh viêm khớp mạn tính nói chung. Thói quen hút thuốc lá chính là một trong số đó.

Cũng trong nghiên cứu của nhóm nhà khoa học do Pattison đứng đầu, họ nhận thấy phần lớn bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là những người nghiện thuốc lá. Điều này chứng minh mối quan hệ giữa hai đối tượng này hoàn toàn có cơ sở và cần có các biện pháp khắc phục trong tương lai.

Tương tự như vậy, thói quen dùng chất kích thích (cà phê, rượu bia,…) và lối sống không lành mạnh cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuyên xảy ra trong xã hội hiện đại.

7. Yếu tố khởi phát

Một số vi khuẩn hay virus khi gặp yếu tố thuận lợi (mệt mỏi, phẫu thuật, chấn thương, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, rối loạn chuyển hóa lắng đọng canxi, mắc bệnh truyền nhiễm) sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Môi trường lạnh ẩm cũng có thể làm bùng phát bệnh trên bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân lại mắc bệnh do vi khuẩn, virus di chuyển từ máu vào màng bao quanh khớp. Quá trình này gây viêm TNF-alpha và tạo phản ứng viêm tại khớp.

8. Yếu tố cơ địa

Yếu tố giới tính thể hiện rất rõ và có mối liên hệ với nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. 70 – 80% bệnh nhân là phụ nữ. Khoảng 2/3 trường hợp đó là đối tượng có tuổi đời trên 30.

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu lại chỉ ra những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thấp hơn so với người không dùng.

9. Yếu tố di truyền

Dù hiện tại giới khoa học vẫn chưa có kết luận chính thức cuối cùng nhưng di truyền được coi như một trong những tác nhân trực tiếp gây bệnh. Nguyên nhân này có liên quan tới kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4. Thông thường, 60 – 70% bệnh nhân có yếu tố này trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%.

Với các gia đình có bố mẹ mắc bệnh, tỉ lệ con nhiễm bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với gia đình không có người mắc bệnh. Lối sống không khoa học và thiếu sự phòng ngừa và chữa trị kịp thời sẽ khiến khả năng mắc bệnh còn gia tăng cao hơn nữa.

Tóm lại, trên đây là các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp cơ bản mà các bạn nên biết. Trang bị những kiến thức nền tảng nhưng quan trọng trên sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả!


Tác giả: Quang Anh