Thực tế, tiểu đường là bệnh có thể được điều trị và kiểm soát nhưng không thể chữa khỏi. Người bệnh tiểu đường có tình trạng đường huyết tăng cao vì cơ thể không sản sinh đủ insulin, dẫn đến một số triệu chứng bao gồm giảm cân, đi tiểu thường xuyên, giảm miễn dịch, mệt mỏi, giảm huyết áp...
Đây là điều đáng ngạc nhiên! Một nghiên cứu gần đây của Trường Harvard T.H. Chan (Mỹ) đã phát hiện những người tiêu thụ cà phê thường xuyên có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 33% so với những người tránh cà phê. Nguyên nhân là vì các thành phần nhất định của cà phê có thể làm giảm đề kháng insulin trong cơ thể.
Sự thiếu probiotic trong chế độ ăn có thể gây viêm ở ruột. Do đó gây ra đề kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường. Trong chế độ ăn uống chứa probiotic là chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong cơ thể. Probiotic được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa đông và sữa chua.
Việc ăn uống thực phẩm được đựng trong các đồ dùng bằng nhựa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì các hóa chất dùng để sản xuất chúng có thể gây ra đề kháng insulin và tăng huyết áp.
Nếu bạn sống thiếu ánh mặt trời, bạn có thể đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, thiếu ánh nắng có thể gây ra thiếu hụt vitamin D, cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nếu bạn có một công việc ngồi hàng giờ hoặc không đam mê các hoạt động thể dục nhiều thì đó có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ bụng. Mỡ bụng là một trong những nguyên nhân phổ biến cho bệnh tiểu đường.
Nếu bạn có lối sống bận rộn và bỏ bữa sáng thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Đói trong một thời gian dài vào buổi sáng có thể làm gián đoạn lượng insulin trong cơ thể.
Nếu bạn là người không có thói quen uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Mất nước gây tăng đường huyết, trong đó hàm lượng đường trong cơ thể có xu hướng tập trung lại. Do đó gây ra bệnh tiểu đường.
Nếu bạn là người sử dụng nước hoa quá nhiều và thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì các sản phẩm này chứa một số hóa chất gây rối loạn cân bằng insulin