Rối loạn thần kinh thực vật làm rối loạn các cơ quan trong cơ thể (Ảnh: Internet)
Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm. Chúng có nhiệm vụ chi phối tất các chức năng tự động trong cơ thể như hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, tiết niệu, sinh dục,… Thông thường hai hệ thống này hoạt động cân bằng nhau, bảo đảm cho các cơ quan khác làm việc chính xác và hiệu quả.
Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật xuất hiện khi có sự mất cân bằng giữa hệ phó giao cảm với hệ giao cảm. Điều này làm rối loạn hoạt động của các cơ quan, gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng tới chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như huyết áp, nhịp tim, mồ hôi và tiêu hóa,… Dù bệnh không gây ra các biến chứng xấu tới sức khỏe nhưng nếu không phát hiện kịp thời, chất lượng cuộc sống sẽ suy giảm, đời sống tinh thần đi xuống kèm theo nhiều hệ lụy khác.
Dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật rất phong phú (Ảnh: Internet)
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật rất phong phú, đa dạng và đổi thay tùy từng người. Một số người sẽ có các triệu chứng cụ thể như đau đầu, run tay chân, giảm trí nhớ, mất ngủ, giảm tập trung, hồi hộp, khó tiêu, táo bón tiểu đêm, suy giảm chức năng tình dục,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn thần kinh thực vật như:
- Bệnh do nhiễm virus.
- Các tổn thương ở não do xạ trị hay phẫu thuật.
- Di truyền.
- Thường xuyên vận động ở tư thế không tốt.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Bệnh di truyền liên kết như hội chứng Ehlers – Danlos.
- Bệnh lý tự miễn và bệnh lý thoái hóa thần kinh.
- Bệnh lý làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực vật.
Trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi bệnh rối loạn thần kinh thực vật (Ảnh: Internet)
Với trẻ em, hệ thần kinh trung ương và não bộ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vậy nên, hệ thống thần kinh của trẻ rất dễ bị tổn thương. Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ phải chịu nhiều áp lực về tinh thần hoặc chấn thương sọ não thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn thần kinh thực vật.
Phụ huynh nếu thấy con xuất hiện các triệu chứng bất thường kéo dài như: mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, ăn không ngon, táo bón, tiêu chảy,…thì nên đưa đi khám để biết nguyên nhân chính xác của tình trạng. Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần quan tâm, đồng hành cùng trẻ để việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ vừa mang lại một cơ thể mạnh khỏe mà còn có tác dụng phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Với người bị rối loạn thần kinh thực vật, bệnh nhân cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm như: nhóm axit béo omega 3, omega 6; rau xanh và trái cây tươi; thực phẩm giàu kém, canxi, vitamin nhóm B. Chú ý, bạn nên hạn chế ăn mặn. Khi ăn, cần chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bưa để hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bệnh nhân cần kết hợp luyện tập nhẹ nhàng để duy trì và nâng cao sức khỏe. Dùng thuốc đều đặn và tinh thần thoải mái cũng giúp bệnh tình nhanh chóng bình phục hơn.
Xác định được nguyên nhân sẽ giúp bạn có phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật thích hợp. Đối với các tình trạng chưa tìm được căn nguyên thì không có cách chữa trị triệt để. Bạn chỉ có thể điều trị triệu chứng.
Dùng thuốc chống trầm cảm, an thần với các triệu chứng hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Các thuốc chống suy nhược cơ thể hoặc các biện pháp thích dần với hạ huyết áp tư thế như ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nâng cao đầu giường,…
Việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật đôi khi gây nên các hiện tượng mang tính cục bộ như: loét dạ dày – tá tràng, bệnh mồ hôi tay chân,…khá phức tạp.
Xoa bóp, bấm huyệt. xông hơi thuốc trên huyệt cũng giúp quá trình trị bệnh hiệu quả hơn.
Rối loạn thần kinh thực vật thường tự khỏi trong vòng khoảng 2 – 3 năm. Tình trạng này không có gì nghiêm trọng đe dọa cuộc sống. Dẫu vây, nó có thể hạn chế hoạt động trong cuộc sống thường ngày của bệnh nhân từ mức độ nhẹ tới mức độ nặng.
Vậy nên, khi nhận thấy có thể có các biểu hiện bất thường thì bạn cần lập tức đi khám ngay nhằm phòng tránh, phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua rối loạn thần kinh thực vật (Ảnh: Internet)
Để sở hữu một sức khỏe tốt và có thể phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật, mỗi chúng ta nên duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh.
Bệnh nhân nên chú ý kiểm soát lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường. Chứng nghiện rượu cần điều trị triệt để. Các bệnh tự miễn dịch nên điều trị sớm. Các bước ngăn ngừa hoặc kiểm soát huyết áp cao cần thực hiện. Đặc biệt, các bài tập thể dục nên được tập luyện thường xuyên.
Tổng hợp