Cơ thể nhạy cảm hơn, dễ mắc virus hơn, loét miệng...là những bệnh lý thường gặp khi cơ thể thiếu hụt kẽm. Thậm chí, việc thiếu hụt kẽm còn có thể gây ra các bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu thêm về các bệnh lý do cơ thể thiếu hụt kẽm trong bài viết sau đây.
Nguy cơ bệnh lý do thiếu hụt kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và sự tăng trưởng của các tế bào. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt kẽm, các gốc tự do và viêm nhiễm sẽ bắt đầu tấn công. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, xơ vữa động mạch, alzheimer, rối loạn thần kinh…
Kẽm và hệ miễn dịch của con người có mối quan hệ khá mật thiết. Do đó, khi thiếu hụt kẽm, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi rút và vi khuẩn. Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này là hiện tượng mẩn đỏ và các nốt đóng vảy. Ngoài ra, việc thiếu hụt kẽm còn khiến cho các vết thương này khó hồi phục hơn.
Võng mạc mắt là một trong những bộ phận chiếm hàm lượng cao nhất trong cơ thể, bởi kẽm có tác dụng vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc nhằm tạo ra sắc tố bảo vệ. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt kẽm, quá trình này có thể bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn. Đó cũng là lý do khiến cho thị lực suy yếu và dễ gặp các bệnh lý về mắt.
Bên cạnh thị giác, thính giác cũng là giác quan chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng kẽm trong cơ thể. Kẽm có vai trò như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa bên trong tai. Do đó, cơ thể thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng đến chức năng nghe và gây ra tình trạng ù tai.
Ngoài canxi, kẽm cũng là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương. Kẽm có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của tế bào xương. Đồng thời, nó cũng tác động đến quá trình thay mới collagen và giúp xương chắc khỏe hơn.
Loét miệng cũng là một bệnh lý thường gặp do cơ thể thiếu hụt kẽm. Nhiều nghiên cứu cho biết những người có chế độ ăn thiếu kẽm thường gặp phải tình trạng loét miệng. Nếu không khắc phục, tình trạng này sẽ có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần.
Kẽm là khoáng chất có đặc tính kháng viêm cao và có mối liên hệ với sự hình thành mụn, bởi nó có tác dụng kiểm soát lượng dầu và các loại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Do đó, kẽm thường là thành phần chủ yếu trong các loại thuốc điều trị mụn trứng cá.
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc kích thích Testosterone và tăng cường chất lượng của tinh trùng. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt kẽm, nam giới thường có xu hướng giảm ham muốn tình dục. Đồng thời, kẽm còn tham gia vào nhiều hoạt động của tuyến sinh dục. Khi tuyến sinh dục bị ảnh hưởng, nam giới sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng vô sinh.
Rụng tóc là vấn đề khá phổ biến và thường xuất phát từ những căn bệnh tự miễn. Trong đó, cơ thể thiếu hụt kẽm được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tạp chí Annals of Dermatology cho biết những người rụng tóc thường có nồng độ kẽm trong máu rất thấp. Đồng thời, kẽm cũng được chứng minh là có vai trò quan trong quá trình hấp thu protein và nhân lên của tế bào. Do đó, một mái tóc bóng, khỏe sẽ phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng kẽm trong cơ thể.
Dư thừa và thiếu hụt kẽm đều có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khoẻ. Do đó, hãy bổ sung kẽm đúng cách để phòng tránh các bệnh lý do cơ thể thiếu hụt kẽm nhé!