Dự báo trong những tuần sắp tới số ca bệnh sốt xuất huyết hàng tuần sẽ tiếp tục tăng theo mùa!

Dự báo trong những tuần sắp tới số ca bệnh sốt xuất huyết hàng tuần sẽ tiếp tục tăng theo mùa!
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh vừa cấp cứu liên tiếp hai trường hợp sốt xuất huyết nặng, chảy máu liên tục, suy đa tạng.

Các bác sĩ Truyền Nhiễm - Cấp Cứu - Hồi Sức Tích Cực – Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM trong hai tuần qua đã phải huy động tất cả nguồn lực, nhân lực và nỗ lực để bảo tồn mạng sống và chức năng gan thận phổi, lọc máu cho hai bệnh nhi sốc sâu và suy đa tạng, chảy máu liên tục nặng nề... Một bệnh nhi 12 tháng tuổi, một bệnh nhi 12 tuổi.

Các bác sĩ phải mở đường thở ống hút đờm nhớt đầy máu từ hai lá phổi xuất huyết, chọc kim làm thủ thuật chọc hút dịch bụng, luồn kim lập đường truyền lọc máu… Hiện hai trẻ đã có phản ứng và các bác sĩ vẫn đang nỗ lực cấp cứu cho các bé.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, sốt xuất huyết Dengue nặng không chừa một ai từ một trẻ nhũ nhi cho đến người trưởng thành. Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Nam bộ trong đó có thành phố Hồ Chí Minh. Trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố đã có 11.999 trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo, gồm 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú. So với năm 2019, số ca sốt xuất huyết năm nay thấp hơn 72%. Số ca bệnh hàng tuần đều ít hơn so với tuần cùng kỳ.

Tuy nhiên giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Dự báo trong những tuần sắp tới số ca bệnh sốt xuất huyết hàng tuần sẽ tiếp tục tăng theo mùa. Và nếu toàn thể cộng đồng không thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng thì nguy cơ xảy ra các ổ dịch sốt xuất huyết tại thành phố là rất lớn.

Bên cạnh việc phòng bệnh, thì việc hiện sớm bệnh và chăm sóc theo dõi bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách cũng rất quan trọng.

Dưới mức độ tăng nhanh các ca nhiễm sốt xuất huyết, việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà đóng vai trò quan trọng, nhất là khi nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện ở thời điểm hiện tại.

Sau đây là những sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà mà cha mẹ có thể mắc phải:

1. Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, sử dụng sai loại thuốc hạ sốt

Rất nhiều phụ huynh trở nên nóng vội hơn khi con có biểu hiện sốt liên tục kèm đau nhức người. Lúc này những loại thuốc có tác dụng hạ sốt như ibuprofen, aspirin,... có thể được mua về cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên, những loại thuốc hạ sốt này hoàn toàn có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa nặng, tổn thương gan, thận,...

Ngoài sử dụng loại thuốc sai thì việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt liên tục, nhiều lần trong ngày không theo chỉ dẫn trong hộp thuốc hoặc của bác sĩ cũng là một sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà thường thấy.

8 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường gặp mà cha mẹ cần chú ý - Ảnh 2.

Không nên cho trẻ tự ý uống thuốc hạ sốt mà không có chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh: Internet)

Nhìn chung, khi trẻ bị mắc sốt xuất huyết, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt là paracetamol để giảm đau và giúp trẻ hạ sốt. Nên sử dụng các liều cách nhau từ 4-6 tiếng tùy theo mức độ sốt của trẻ. Nếu như bé có bệnh nền thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

2. Cho con uống thuốc kháng sinh là sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường gặp

Một điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà chính là cần hiểu được bản chất của sốt xuất huyết.

Đây là bệnh do virus gây ra chứ không phải là bệnh do vi khuẩn, bởi vậy mà thuốc kháng sinh hoàn toàn không có vai trò chữa bệnh. Vì thế mà cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng những loại thuốc kháng sinh như aspirin, ibuprofen cho trẻ để giảm đau nhức, các loại thuốc kháng viêm không steroid,...

Những loại thuốc này có thể gây ra hiện tượng giảm tiểu cầu, gây xuất huyết tiêu hóa nặng và rất khó cầm máu khi bị xuất huyết, thậm chí gây ra hiện tượng rối loạn đông máu, nặng hơn có thể khiến trẻ tử vong!

3. Tự ý truyền dịch khi trẻ mệt mỏi

Sốt xuất huyết thường gây ra hiện tượng mất nước nên cần bù nước theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên tùy vào mức độ và thời gian sốt mà việc truyền dịch có cần thiết hay không. Đặc biệt, truyền đạm để cơ thể tái hấp thụ dịch cần có chỉ định của bác sĩ, tránh gây ra thừa dịch rất nguy hiểm.

8 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường gặp mà cha mẹ cần chú ý - Ảnh 3.

Tự ý truyền dịch là sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà (Ảnh: Internet)

Cha mẹ có thể bù nước bằng cách cho con uống nước, bù oresol. Nếu trẻ đỡ sốt ở các ngày thứ 5, thứ 6 thì không cần bù quá nhiều dịch.

4. Cho uống điện giải

Trong rất nhiều khuyến cáo về bệnh sốt xuất huyết, khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà, cha mẹ nên bù dịch cho con bằng nhiều cách, trong đó có uống oresol. Tuy nhiên tỷ lệ cho trẻ uống oresol cần phải được căn chỉnh phù hợp tránh gây ra các rối loạn điện giải ở trẻ.

Nếu bị thừa điện giải, trẻ có nguy cơ bị phù phổi cấp, dẫn tới tính mạng bị nguy hiểm. Nhìn chung, phụ huynh không nên sốt ruột mà mất kiên nhẫn trong việc bù nước cho bé bị sốt xuất huyết. Nếu như sau 5-7 ngày các biểu hiện sốt, mệt mỏi ở trẻ đã thuyên giảm thì trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi lại trong khoảng 1 tuần sau đó.

5. Cho trẻ ăn thực phẩm, đồ uống có màu đỏ, nâu hay đen

Cũng là một sai lầm thường thấy khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà. Việc hạn chế cho trẻ ăn những món ăn hay đồ uống có màu đỏ, nâu hay đen giúp bạn phân biệt được khi nào trẻ xảy ra tình trạng xuất huyết, chẳng hạn như nôn (ói), tiêu chảy,...

8 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường gặp mà cha mẹ cần chú ý - Ảnh 4.

Cần chú ý tới chế độ ăn khi trẻ bị sốt xuất huyết (Ảnh: Internet)

Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn thanh đạm nhưng vẫn đủ chất, tốt cho hệ tiêu hoá; tránh xa các món ăn khó tiêu và nhiều dầu mỡ.

6. Cạo gió

Cạo gió để cắt sốt là quan niệm có ở nhiều nơi. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, cạo gió có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím da, thậm chí là chảy máu, khó đông máu hay nhiễm trùng từ các dụng cụ cạo gió trên da.

7. Không vệ sinh cá nhân, không cho trẻ tắm rửa

Nhiều người nghĩ rằng bị sốt xuất huyết thì không được tắm, không được chạm vào nước,.. đây là một sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà.

8 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường gặp mà cha mẹ cần chú ý - Ảnh 5.

Nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ khi bị sốt xuất huyết (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng rất cần thiết, nhất là tắm bằng nước ấm cũng là phương pháp hạ sốt hiệu quả. Bạn nên tắm cho trẻ ở trong phòng kín, tránh gió.

8. Cho rằng đã bị sốt xuất huyết rồi thì không mắc lại nữa

Thực tế, sốt xuất huyết hiện tại có 4 chủng virus Dengue gây bệnh, do vậy trẻ vẫn có thể bị mắc lại nếu như chủng gây bệnh không giống chủng gây bệnh ban đầu, không nên chủ quan trước bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.


Tác giả: Anh Dũng