8 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp không nên bỏ qua

8 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp không nên bỏ qua
Cao huyết áp là bệnh lý không có biểu hiện đặc trưng rất khó phát hiện nếu không kiểm tra sức khoẻ thường xuyên. Tìm hiểu các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp giúp kiểm soát sức khoẻ dễ dàng hơn, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cao huyết áp nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Bởi đây là bệnh lý thường gặp, nếu không được khống chế có thể gây nguy hại cho các cơ quan nội tạng và nguy cơ bị tai biến. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Bạn cần lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Về lý thuyết, cao huyết áp có khả năng tác động đến mọi cá thể. Tuy nhiên 8 nhóm người dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng này hãy đo huyết áp thường xuyên để phòng ngừa và điều trị sớm.

1. Tiền sử gia đình có người bị bệnh là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cao huyết áp có khả năng di truyền trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị cao huyết áp, vậy thì bạn sẽ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một gia đình có bố và mẹ đều bị cao huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái chiếm khoảng 20 - 45%. Còn đối với gia đình có bố hoặc mẹ bị cao huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con là 15 – 28%. Ngược lại, nếu bố mẹ có sức khỏe bình thường thì tỷ lệ con mắc bệnh chỉ chiếm 3%.

8 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp không nên bỏ qua - Ảnh 1.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp - Ảnh: Internet

Mặc dù di truyền là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách: Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Tạo thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra. Bên cạnh đó hãy thực hiện kế hoạch ăn uống phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

2. Nhóm đối tượng có độ tuổi từ 35 trở lên

Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Nhất là những đối tượng bước sang tuổi trung niên và người cao tuổi.

Khi tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Do sự lão hoá, khiến động mạch của người cao tuổi trở nên xơ cứng, ít mềm dẻo. Tình trạng xơ vữa động mạch làm tăng sức cản ngoại biên. Điều này dẫn đến biểu hiện tăng huyết áp tâm trương ở người cao tuổi.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tăng huyết áp thứ phát chiếm khoảng 90%. Và đối tượng mắc bệnh hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già. Nguyên nhân là do những thay đổi cơ thế gây co hoặc giãn mạch gây ra.

3. Người béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

Những người thừa cân, béo phì cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo các chuyên gia, nguy cơ cao huyết áp ở người béo phì cao hơn gấp 2 - 6 lần so với người bình thường.

Khi cân nặng tăng cao, cơ thể cần lưu thông máu nhiều hơn để cung cấp đủ oxy và năng lượng. Sự gia tăng dịch cơ thể khiến nguy cơ cao huyết áp tăng lên kéo theo nhiều vấn đề về sức khoẻ. Do đó, người bị thừa cân cần có biện pháp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Bởi thể trọng giảm kéo theo huyết áp giảm, từ đó kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.

Để biết mình có bị thừa cân hay không hãy áp dụng công thức: BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2. Kết quả: Thừa trọng lượng: BMI ≥ 25; Béo: BMI≥ 30; Chỉ số thể trọng BIM từ 18 đến 24 là thích hợp; Chỉ số BMI < 18 được coi là gầy.

Béo phì không chỉ là nguyên nhân làm tăng huyết áp mà, Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 hơn khi tình hình dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới.

4. Người mắc các bệnh liên quan đến thận, tim mạch, tiểu đường

Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp đáng báo động. Nhất là những người bị suy thận, suy tim khiến hoạt động của hệ tuần hoàn bị chững lại. Mạch máu tổn thương khiến các nephron lọc máu bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến huyết áp cao gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

8 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Người có các bệnh về tim mạch là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp - Ảnh: Internet

5. Nhóm người thường xuyên bị Stress, căng thẳng

Những người có tính cách nóng nảy, dễ bị stress, căng thẳng khiến chức năng của hệ thống thần kinh bị rối loạn. Đồng thời nó khiến cho quá trình điều tiết của vỏ não mất khả năng tự điều hòa dẫn đến áp suất tâm thu tăng lên. Nó gây trở ngại ngoại vi tăng dần dẫn đến cao huyết áp.

6. Nhóm người có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng

Chất dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm cần thiết là yếu tố tiên quyết giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn thích những món ăn chứa nhiều calo, chất béo, muối, đường...Đồng thời lười ăn rau và các loại trái cây sẽ gây ra tình trạng rối loại chuyển hoá.

Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cao huyết áp, béo phì và nhiều bệnh lý khác. Với những người ăn mặn, hàm lượng natri trong cơ thể tích tụ nhiều dẫn đến tăng huyết áp.

Do đó, để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Hạn chế sử dụng thực phẩm không lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

7. Nhóm người ít vận động, lười rèn luyện thể lực

Người lười vận động, lười tập thể dục thể thao cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Những người thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài dẫn tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị suy giảm. Tuần hoàn máu chậm, chức năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.

Sự hấp thụ của dạ dày bị suy giảm dẫn tới thể lực giảm sút, theo đó tỷ lệ mắc cao huyết áp tăng cao. Cùng với đó là các bệnh lý như béo phì, tiểu đường nguy hại cho sức khoẻ.

8 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp không nên bỏ qua - Ảnh 3.

Người lười vận động là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp - Ảnh: Internet

8. Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá

Rượu, bia, thuốc lá,...là chất kích thích có hại cho cơ thể. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì trung bình cứ 10 người thì có 1 người chết bởi thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá vô cùng độc hại. Nó không chỉ khiến người hút thuốc bị cao huyết áp mà còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tâm vành và trúng gió cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường.

Bên cạnh thuốc lá thì uống rượu, bia cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi uống rượu, huyết áp tâm thu cũng dần tăng lên. Huyết áp tâm trương cũng tăng lên, tỷ lệ thuận với số rượu bạn uống.

Kết quả nghiên cứu giữa các nhóm đối tượng uống rượu ít, uống rượu nhẹ và uống rượu nặng có tỷ lệ cao huyết áp lần lượt là: 12,87%, 13,7%, 17,83% và 25,9%. Uống rượu lâu ngày không chỉ làm tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.


Tác giả: HT