Vào mùa hè, những thực phẩm giàu đạm hay những thức ăn có nguồn gốc từ động vật như như trứng, sữa, hải sản, thịt, cá,... nếu như không được nấu kỹ hoặc để lâu không bảo quản cẩn thận trong thời gian dài thì nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm là rất cao.
Hơn hết hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều cơ sở bán đồ ăn chín không được đảm bảo rõ ràng, cả về nguồn gốc lẫn cách chế biến và bảo quản thực phẩm (không có tủ kính che đậy,...) cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng ngộ độc vào mùa hè.
8 nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mùa hè (Ảnh: Internet)
Theo báo cáo năm 2017, cả nước ta đã ghi nhận được 139 vụ và 3.869 người mắc ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, so với năm 2016 thì đã giảm 438 ca và 27 vụ.
Tuy nhiên thì số ca tử vong lại tăng lên 12 người là 24 ca tử vong so với năm 2016.
Sang đến quý I của năm 2018, trên cả nước số ca ngộ độc thực phẩm mắc khi chưa tới mùa hè đã có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, tính đến hết quý I đã có 233 ca mắc trên tổng số 12 vụ, trong đó có 3 bệnh nhân đã tử vong.
Chính vì những lý do đó mà phòng tránh ngộ độc thực phẩm như thế nào càng là một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết.
Như đã nói ở trên, thực tế thời tiết oi bức cùng với tình trạng vệ sinh không được đảm bảo ở nhiều quán ăn đã giúp vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Vì thế mà hãy hạn chế thấp nhất việc ra ngoài ăn uống, nếu như ăn ngoài hãy cố gắng lựa chọn các hàng quán đảm bảo vệ sinh.
Với nhiều gia đình thì việc bảo quản thực phẩm, đồ ăn chín hay sống trong tủ lạnh đã là điều quen thuộc không chỉ trong mùa hè.
Tuy nhiên thì chiếc "tủ lạnh cứu tinh cho thực phẩm" vào mùa hè này cũng có những tác hại nhất định.
Tủ lạnh gia đình chỉ có công dụng là làm chậm hơn quá trình biến chất của thực phẩm nhờ cơ chế giảm độ ẩm và giảm nhiệt, từ đó hạn chế được (ở một mức nhất định) sự phát triển và sinh sôi của các vi sinh vật có hại.
Tuy vậy nếu như bạn "nhồi nhét" quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh thì không khí trong tủ rất khó lưu thông làm cho độ lạnh không đảm bảo được tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra thì việc bảo quản thực phẩm chín và sống lẫn lộn cũng khiến cho vi khuẩn nhanh chóng khuếch tán và sinh sôi.
Đây là một trong những nguyên tắc tốt nhất hạn chế sự phát triển của vi sinh vật sinh ra trong quá trình bạn bảo quản.
Nhiệt độ đun "kĩ" được các nhà khoa học khuyến cáo an toàn nên là 70 độ.
Bạn chỉ nên mua những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá,..
Thực phẩm khi nấu chín dưới nhiệt độ thường sẽ nguội dần - đây cũng là môi trường phát triển thuận lợi của vi sinh vật. Để bên ngoài thời tiết oi bức càng lâu, nguy cơ bị ngộ độc càng cao.
Vì thế mà biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm bạn nên nằm lòng chính là thức ăn sau khi được nấu chính thì nên ăn ngay.
Thức ăn đã chế biến luôn rất dễ nhiễm khuẩn. Vì thế mà bạn cần giữ cho bếp luon sạch sẽ và khô ráo. Bề mặt chế biến cần được vệ sinh thường xuyên.
Các loại khăn hay dụng cụ nấu nướng, bát đĩa ăn cũng cần phải luộc, đun sôi ở nhiệt độ cao trước khi sử dụng lại.
Nếu như bạn muốn giữ lại thức ăn còn lại hay chế biến trước thực phẩm thì phải đảm bảo được nguyên tắc sau: với thực phẩm cần bảo quản điều kiện nhiệt độ nóng là trên dưới 60 độ C; thực phẩm cần bảo quản lạnh là dưới 10 độ C.
Với nguyên tắc trên, thực phẩm của bạn sẽ được "an toàn" trong khoảng thời gian từ 4 - 5h. Lưu ý thêm là tuyệt đối không được bảo quản thức ăn cho trẻ em.
Giữ gìn vệ sinh là lưu ý hàng đầu trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là vào mùa hè.
Giữ gìn vệ sinh bao gồm rửa tay kỹ trước và sau khi chế biến các loại thực phẩm khác nhau (kể cả đồ sống và đồ chín).
Trên đây là 9 biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè. Chúc các bạn có một mùa hè an toàn và khỏe mạnh.
(Tổng hợp)