Nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis L., thuộc họ thực vật: Long não - Lauraceae. Lá nguyệt quế khô thường được sử dụng để tạo hương vị cho súp, món hầm và làm nước sốt. Không chỉ là gia vị, loại thảo mộc này còn được biết có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.
Về giá trị dinh dưỡng, lá nguyệt quế là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, vitamin B6, canxi, sắt và mangan. Một thìa lá nguyệt quế vụn có chứa:
- 5,5 calo
- Chất đạm: 0,1 g
- Chất béo: 0,1 g
- Carbohydrate: 1,3 g
Lá nguyệt quế cũng chứa một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất, phổ biến nhất là:
- Canxi
- Đồng
- Sắt
- Magie
- Mangan
- Vitamin A
- Vitamin B6
- Vitamin C
- Riboflavin
- Kẽm
Về thành phần hoá học, lá nguyệt quế có chứa tannin, flavon, flavonoid, alkaloid, eugenol, linalool, methyl chavicol và anthocyanins.
Đọc thêm:
- 10 lợi ích bất ngờ của loại gia vị quen thuộc trong món phở gà
- Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc
Nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện để xem tác dụng của lá nguyệt quế. Dưới đây là 8 lợi ích tiềm năng và nổi bật của lá nguyệt quế đối với sức khoẻ.
Theo một nghiên cứu năm 2008, uống viên nang chứa 1–3 gam lá nguyệt quế mỗi ngày có thể giúp giảm và kiểm soát mức glucose cũng như cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này rất có thể là do lá nguyệt quế có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy loại gia vị thảo mộc này có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Lá nguyệt quế là loại gia vị tốt cho hệ tiêu hóa bằng cách ngăn ngừa tổn thương dạ dày và thúc đẩy quá trình đi tiểu. Điều này giúp giải phóng độc tố trong cơ thể và hỗ trợ sức khỏe của thận. Hơn nữa, các hợp chất hữu cơ có trong lá nguyệt quế rất hiệu quả trong việc giúp giảm đau bụng, làm giảm hội chứng ruột kích thích hoặc thậm chí giúp thức ăn dễ tiêu hóa.
Lá nguyệt quế cũng là một nguồn tinh dầu. Tinh dầu chiết xuất từ lá của loại gia vị này có thể được sử dụng để làm giảm một số bệnh lý hô hấp.
Một số nghiên cứu cho thấy lá nguyệt quế có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và đại trực tràng. Tuy nhiên, những phát hiện đó chỉ là sơ bộ và chưa thực sự thuyết phục, do đó cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn ở cả con người để chứng minh tác dụng này của lá nguyệt quế.
Ngoài ra, theo Tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng, sự kết hợp giữa các chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ trong lá nguyệt quế, bao gồm các chất dinh dưỡng thực vật, catechin, linalool và parthenolide giúp ngăn ngừa cơ thể bạn khỏi tác động của các gốc tự do gây ung thư.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 8 loại dược liệu truyền thống khác cùng với lá nguyệt quế có thể làm giảm lượng urease trong cơ thể.
Urea là một loại enzyme mà khi mất cân bằng có thể dẫn đến một số rối loạn dạ dày, bao gồm cả sỏi thận.
Cũng như nghiên cứu về tác dụng phòng ngừa ung thư, nghiên cứu của lá nguyệt quế trong phòng ngừa sỏi thận cũng cần nhiều nghiên cứu khác để đi đến kết luận chính xác.
Trong lá nguyệt quế có chứa linalool có thể làm giảm mức độ căng thẳng và lo lắng trong cơ thể. Ngoài ra, chất này còn có đặc tính xoa dịu tự nhiên, giúp bạn bình tĩnh và giảm nguy cơ trầm cảm.
Tim có xu hướng hoạt động tốt hơn nhờ rutin và axit caffeic, cả hai đều được tìm thấy trong lá nguyệt quế. Những đặc tính này có thể củng cố thành mao mạch của tim và giúp giảm mức cholesterol xấu.
Lá nguyệt quế chứa nhiều đặc tính có thể mang lại tác dụng cho mái tóc của bạn và giúp tóc mọc nhanh. Bạn có thể ngâm lá nguyệt quế trong nước rồi chà xát lên da đầu sau khi gội đầu để loại bỏ gàu.
Về cách sử dụng, lá nguyệt quế tươi có vị đắng và hăng, do đó lá cần được phơi khô trước khi sử dụng. Bạn có thể tìm mua sẵn hoặc phơi lá tươi dưới ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay thực phẩm hoặc máy xay cà phê để xay lá nguyệt quế khô thành bột.
Vì là loại gia vị nên mọi người có thể cho vào các món ăn, chẳng hạn như:
- Hầm cùng với thịt bò
- Ướp cùng thịt sau đó nướng, chiên,...
- Cho vào súp hoặc nước dùng phở
- Pha trộn với nhiều loại thảo mộc khác như tỏi, mù tạt, hạt tiêu, mùi tây, hương thảo, cỏ xạ hương và rau kinh giới.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể pha thành trà để thưởng thức, uống trà lá nguyệt quế rất tốt cho dạ dày.
Về những lưu ý khi sử dụng loại gia vị này, không nên ăn lá tươi hoặc ăn riêng với số lượng lớn vì lá nguyệt quế có thể khó nhai và khó tiêu hóa. Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của việc sử dụng lá nguyệt quế làm thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hơn nữa, lá nguyệt quế có thể tác động hệ thống thần kinh trung ương (CNS) khi kết hợp với thuốc gây mê và các loại thuốc khác được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguồn tham khảo:
1. 5 Possible Uses for the Bay Leaf
2. Here are 9 reasons why you MUST include bay leaves in your diet