8 loại lá quen thuộc trong vườn là bài thuốc giảm mỡ máu nhanh lại an toàn

8 loại lá quen thuộc trong vườn là bài thuốc giảm mỡ máu nhanh lại an toàn
Ngoài việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, một số loại lá trong vườn nhà cũng có tác dụng giúp giảm mỡ máu, vừa an toàn lại hiệu quả.

Cholesterol cao hay mỡ máu cao thường do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh.

Cholesterol là một chất giống như sáp, là chất béo cần thiết cho một số chức năng của cơ thể như tiêu hoá hay sản xuất hormone. Có 2 loại cholesterol là: cholesterol "xấu" LDL - có liên quan đến sự lắng đọng của mảng bám trên thành động mạch và cholesterol "tốt" HDL giúp vận chuyển cholesterol ra khỏi máu đến gan để đào thải. Duy trì sự cân bằng giữa hai loại cholesterol này là điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ.

Nếu lượng cholesterol LDL tăng cao có thể tạo thành mảng bám và gây tắc nghẽn động mạch - hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.

1. Uống lá gì giảm mỡ máu?

Một số loại lá cây thường mọc trong vườn nhà là những bài thuốc dân gian, an toàn và đơn giản có thể giúp giảm mỡ máu cao, cụ thể:

- Hương nhu

Hương nhu là một loại thảo mộc có vị hơi cay và đắng, có thể ăn sống. Hương nhu khá giống với húng quế nhưng loại cây này có gốc cây màu nâu tím; thân cây hình trụ vuông, có lông mịn bao phủ ở phần thân non; lá cây mọc đối, mép lá hình răng cưa, lông phủ cả 2 mặt lá.

Cây hương nhu có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, phòng chống ung thư, giảm căng thẳng, bảo vệ đường hô hấp và có thể giúp giảm cholesterol.

Một nghiên cứu năm 2018 đã xem xét cách hương nhu ảnh hưởng đến người lớn từ 40 tuổi trở lên mắc các chứng rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu phát hiện ra rằng sử dụng hương nhu ở liều cao có thể khiến mức cholesterol toàn phần và LDL giảm xuống. Một người cần tiêu thụ ít nhất 1g hương nhu mỗi ngày để đạt được lợi ích này. (1)

+ Cách sử dụng hương nhu giảm mỡ máu: Hái lá hương nhu rửa sạch, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô. Khi lá đã khô, bạn đem pha như trà thông thường và thưởng thức.

8 loại lá quen thuộc trong vườn là bài thuốc giảm mỡ máu nhanh lại an toàn - Ảnh 1.

Hương nhu có thể sử dụng để pha trà (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

7 loại thảo mộc quen thuộc, có loại luôn sẵn trong nhà bếp giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Người bị mỡ máu không nên ăn gì? 7 món ăn mùa hè sẽ làm tăng mỡ máu cao

- Lá sen

Uống lá gì giảm mỡ máu? Uống lá sen rất tốt cho người có chỉ số cholesterol cao.

Lá sen giàu chất xơ và một số khoáng chất như kali, canxi, magie. Lá sen có nhiều công dụng đối với sức khoẻ như tăng cường trao đổi chất, lợi tiểu, giảm căng thẳng, tốt cho hệ tiêu hoá, giải độc, chống viêm, chống oxy hoá.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy uống lá sen có thể có tác động tích cực đến mức cholesterol, có khả năng giảm cholesterol "xấu" và giúp duy trì mức lipid lành mạnh. (2)

+ Cách sử dụng lá sen giảm mỡ máu: Cách sử dụng phổ biến nhất là bạn đem lá sen non rửa sạch và phơi khô, sau đó pha trà như thông thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá sen tươi hoặc khô đem ngâm mềm cùng với gạo tẻ và đậu xanh nấu thành cháo, món này ăn vừa mát vừa bổ.

Lưu ý, nên chọn lá sen được trồng ở những nơi có nguồn nước sạch để tránh nhiễm kim loại nặng. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có thể hàn không nên dùng lá sen.

- Uống lá gì giảm mỡ máu? Lá trà xanh

Trà xanh chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác có thể giúp hạ thấp mức LDL và tổng lượng cholesterol. 

Một nghiên cứu năm 2020 đã kiểm tra tác động của epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa nổi trội trong trà xanh, trên các mô hình người, động vật và trong ống nghiệm.

Kết quả thí nghiệm ở người cho thấy việc tiêu thụ nhiều trà xanh có thể làm giảm cholesterol LDL. Còn thí nghiệm ở động vật, EGCG làm giảm nồng độ enzyme nhất định và giảm mức cholesterol LDL. (3)

+ Cách sử dụng trà xanh giảm mỡ máu: Trà xanh thường được sử dụng để làm trà. Bạn có thể sử dụng lá tươi hoặc lá đã phơi khô, hãm với nước sôi và ú trong khoảng 5-10 phút là có thể uống. Bạn có thể uống trà xanh thường xuyên nhưng tránh uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.

8 loại lá quen thuộc trong vườn là bài thuốc giảm mỡ máu nhanh lại an toàn - Ảnh 2.

Trà xanh giàu chất chống oxy hoá (Ảnh: ST)

- Lá ổi

Máu nhiễm mỡ uống lá gì? Lá ổi là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang bị mỡ máu.

Cũng như quả ổi, lá ổi chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khoẻ tim mạch, hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch.

Đáng lưu ý là lá ổi có thể bảo vệ sức khoẻ tim mạch một phần là nhờ giảm cholesterol LDL "xấu" và tăng cholesterol HDL "tốt". Trong lá ổi có chứa hợp chất polysaccharides - chất này có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện cách thức gan chuyển hóa chất béo, từ đó giúp cải thiện cholesterol.

Không chỉ lá ổi, theo một nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên 120 người cho thấy ăn ổi chín trước bữa ăn giúp giảm tổng lượng cholesterol 9,9% và tăng cholesterol HDL "tốt" 8%. (4)

+ Cách sử dụng lá ổi giảm mỡ máu: Bạn có thể sử dụng lá ổi tươi hoặc khô pha cùng với nước sôi và ủ trong khoảng 5-10 phút. Sau đó, bạn có thể uống trong ngày. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá ổi liên tục vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá như táo bón, đầy hơi,...

- Bồ công anh

Uống lá gì giảm mỡ máu? Uống trà bồ công anh có lợi cho những người bị mỡ máu.

Bồ công anh là một loại rau rất giàu chất chống oxy hoá và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như vitamin C và A, folate, kali, sắt. Loại rau này có thể giúp chống viêm, kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp, hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, bồ công anh cũng có tác dụng giảm cholesterol và chất béo trung tính. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ rễ và lá bồ công anh giúp làm giảm sự tích tụ của chất béo trung tính trong các tế bào mỡ cũng như cholesterol toàn thân.

+ Cách sử dụng bồ công anh giảm mỡ máu: Sử dụng lá bồ công anh để chế biến thành các món ăn hoặc đem lá tươi hãm cùng với nước sôi và uống thường xuyên.

Những người bị dị ứng với họ hoa Cúc, đang sử dụng thuốc lợi tiểu, chống đông máu hay thuốc trị huyết áp nên thận trọng khi sử dụng loại rau này.

8 loại lá quen thuộc trong vườn là bài thuốc giảm mỡ máu nhanh lại an toàn - Ảnh 3.

Bồ công anh có thể pha trà hoặc chế biến thành các món ăn (Ảnh: ST)

- Diếp cá

Uống lá gì giảm mỡ máu? Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ diếp cá có thể làm giảm mảng xơ vữa động mạch và giảm cholesterol toàn phần trong huyết tương ở chuột Hamster tăng cholesterol. (5)

Ngoài giúp giảm cholesterol, lá diếp cá cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ gan, tốt cho hệ tiêu hoá, hạ sốt, trị ho.

+ Cách sử dụng lá diếp cá giảm mỡ máu: Sử dụng lá diếp cá để ăn sống, nấu canh hoặc uống nước ép loại lá này một cách thường xuyên có thể giúp giảm mỡ máu.

- Atisô

Chiết xuất lá hoặc bông atisô có nhiều công dụng đối với sức khoẻ như chống lão hoá, tốt cho người bệnh gan và huyết áp cao. Đặc biệt, chiết xuất từ loại cây này có thể giúp giảm mỡ máu hiệu quả.

Một số nghiên cứu trong nhiều năm đã xem xét cách atisô ảnh hưởng đến mức cholesterol.

Một phân tích tổng hợp năm 2018 cho thấy việc sử dụng chiết xuất lá atisô có liên quan đến việc giảm mức cholesterol LDL và triglyceride. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng việc sử dụng các chất bổ sung chiết xuất lá atisô có thể có tác dụng kết hợp với liệu pháp hạ lipid, đặc biệt ở những người bị tăng lipid máu. (6)

Chiết xuất lá atiso có tác dụng này có thể do atisô cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật gọi là flavonoid có thể giúp làm giảm quá trình oxy hóa LDL.

+ Cách sử dụng atisô giảm mỡ máuAtisô được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như đem nấu ăn, pha thành trà, dùng lá khô hoặc lá tươi đem sắc hoặc nấu thành cao lỏng để uống. Nếu sắc thành cao lỏng, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 10-40 giọt.

8 loại lá quen thuộc trong vườn là bài thuốc giảm mỡ máu nhanh lại an toàn - Ảnh 4.

Atisô giúp làm giảm quá trình oxy hóa LDL (Ảnh: ST)

- Hương thảo

Mỡ máu uống trà gì? Trà hương thảo có thể có một số tác dụng tích cực kiểm soát mức cholesterol.

Theo một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2014, những người dùng 2, 5 hoặc 10g bột hương thảo mỗi ngày đã thấy mức cholesterol toàn phần giảm. Họ cho rằng loại thảo mộc này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tình trạng mãn tính khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng một mẫu nhỏ, vì vậy cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chắc chắn hơn. (7)

+ Cách pha trà hương thảo giảm mỡ máu: Sử dụng khoảng 5g hương thảo khô pha cùng với 200-300ml nước sôi và ủ trong khoảng 5-10 phút. Rót trà và để trà bớt nóng là bạn có thể thưởng thức.

2. Một số lưu ý khi sử dụng lá cây giảm mỡ máu

Mặc dù uống một số loại lá cây có thể có lợi cho người bị mỡ máu cao nhưng mọi người vẫn nên uống đúng cách để tránh tác dụng phụ:

- Khi sử dụng các loại trà lá cây để giảm mỡ máu, bạn nên sử dụng mỗi đợt 15-20 ngày, sau đó, nghỉ 10 ngày trước khi sử dụng đợt tiếp theo; không dùng quá 3 đợt. Việc uống các loại lá cây này liên tục trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Các loại lá cây trên chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, không thể thay thế được các chỉ định của bác sĩ. Mọi người có thể cần sử dụng thêm thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hơn để giảm cholesterol một cách tốt nhất.

- Nếu sử dụng các loại lá cây trên và cảm thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên ngừng sử dụng ngay và có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề: "Uống lá gì giảm mỡ máu?". Nhìn chung, bạn có thể kết hợp việc sử dụng các loại lá này cùng với một chế độ hợp lý, điều này sẽ giúp kiểm soát tình trạng mỡ máu hiệu quả hơn. Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng bất kể loại thuốc nào thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại lá cây này.

Nguồn tham khảo:

1. The best herbs to help lower cholesterol

2. Houttuynia cordata Thunb. Extracts Alleviate Atherosclerosis and Modulate Gut Microbiota in Male Hypercholesterolemic Hamsters

3. Lotus Leaf Tea: 6 Miraculous Health Benefits for Mind, Body and Soul

4. 8 Health Benefits of Guava Fruit and Leaves

5. What drinks can help lower or control cholesterol levels, plus high cholesterol drinks to avoid


Tác giả: Vân Anh