Đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần cơ quan của não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi dưỡng bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Bệnh thường đến rất bất ngờ, đôi khi không có dấu hiệu báo trước nào, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thay đổi cuộc sống của người bệnh theo chiều hướng tiêu cực.
Bất kỳ ai ở bất kỳ lúc nào đều có khả năng mắc bệnh, tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người khác. Những nhóm người đó thường là:
Nếu trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn do thói quen sống giống nhau hoặc có thể là do yếu tố di truyền.
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... Người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mạch máu, trong đó có bệnh tim và não, có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.
Nồng độ cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu trên khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.
Rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim... là những nhóm bệnh lý về tim mạch, những người có các bệnh lý này thường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ rất cao.
Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao cũng xuất hiện ở nhóm người hay bị stress. Các triệu chứng của stress là lo âu, trầm cảm là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ đột quỵ.
Nguyên nhân khiến những người ngủ quá ít có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ là do sự thay đổi nồng độ cortisol cao hơn ở người ngủ ít. Nồng độ hormone này tăng có thể gây rối loạn chức năng tế bào lót bảo vệ mạch máu và cảnh báo một đợt tai biến dẫn tới đột quỵ.
Cần làm gì để tránh các nguy cơ đột quỵ?
- Cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối...)
- Sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3, omega 6 ít nhất 2 ngày trong tuần (cá hồi, cá trích, cá thu...).
- Hạn chế nên ăn ít muối và hạn chế đường, hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Tránh các chất kích thích như trà đặc, rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.
- Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ khi có thể, ví dụ như đi thang bộ thay vì thang máy cho các quãng đường ngắn, đi bộ đi chợ hay đỗ xe ở xa văn phòng...