8 dấu hiệu thiếu vitamin A có thể gây hại cho cơ thể

8 dấu hiệu thiếu vitamin A có thể gây hại cho cơ thể
Một số dấu hiệu thiếu vitamin A như khô mắt, khô da...có thể để lại ảnh hưởng lâu dài nếu cơ thể không bổ sung vitamin kịp thời.

Vitamin A là một hoạt chất tan trong chất béo, Nó có vai trò quan trọng đối với cơ thể bao gồm tăng thị lực, hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho làn da. 

Mặt khác nếu da trở nên khô, giảm thị lực hay chậm phát triển rất có thể đây là các dấu hiệu thiếu vitamin A. Bởi vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin A được liệt kê trong bài viết này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và hỏi bác sĩ về liệu lượng cần được bổ sung tùy theo độ tuổi, vấn đề và cân nặng.

Một số dấu hiệu thiếu vitamin A cần chú ý:

1. Khô da

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và sửa chữa cấu trúc của da. Nó giúp hạn chế tình trạng viêm, mụn nhọt cũng như các vấn đề khác về da.

Việc cơ thể thiếu vitamin A gây ra bệnh chàm. Khô da là một trong những dấu hiệu thiếu vitamin A. Da của bạn có thể bị ngứa hoặc viêm nhẹ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê theo toa có chứa hoạt chất vitamin A trong 3 tháng. Theo đó, tình trạng bệnh chàm mãn tính sẽ được giảm tới 53% các triệu chứng.

2. Mắt bị khô

Vitamin A có liên quan mật thiết đến thị thực và các vấn đề của mắt. Trong một số trường hợp, nếu thiếu vitamin A có thể khiến mắt bị mù vĩnh viễn hay chất giác mạc. Một trong những dấu hiệu thiếu vitamin A chính là đốm Bitot ở mắt. Triệu chứng của nó bao gồm khô, khóc không ra nước mắt...

Theo các thông kê, trẻ em ở Đông Nam Á, Ấn Độ và khu vực châu Phi chiếm tỉ lệ khô mắt cao nhất thế giới. Điều này là chế độ ăn uống hàng ngày thiếu vitamin A. Để giảm tình trạng khô mắt, giảm thị lực, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung thêm các sản phẩm, thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao cho trẻ trong khoảng 16 tháng.

3. Bệnh quáng gà

Một dấu hiệu thiếu vitamin A khác là hiện tượng quáng gà. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở người cao tuổi và tỉ lệ này ngày càng tăng hơn ở các nước đang phát triển. Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng người bị quáng gà sau khi được cung cấp vitamin A đầy đủ dưới dạng thực phẩm, sản phẩm bổ sung có thể cải thiện tình trạng kém thích nghi với bóng tối 50% trong 6 tuần.

4. Vô sinh, gặp rắc rối khi thụ thai

Nếu bạn gặp phải vấn đề trong việc thụ thai, đây có thể là dấu hiệu thiếu vitamin A. Không chỉ vậy, vấn đề này ảnh hưởng đến cả nam, nữ và cả sự phát triển ở trẻ nhỏ.

Nếu cơ thể bị thiếu vitamin A trong thời gian dài, nó có thể gây vô sinh. Nếu bạn may mắn có thụ thai, tỷ lệ phôi bị dị tật bẩm sinh cũng rất cao.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, đàn ông bị vô sinh có nhu cầu chống oxy hóa cao hơn người bình thường. Bởi vậy, đây là lúc họ cần bổ sung thêm vitamin A - Dưỡng chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp làm giảm thiểu sự căng thẳng bên trong cơ thể.

5. Chậm phát triển

Nếu thiếu vitamin A, trẻ em sẽ chậm tăng trưởng về chiều cao và thể chất. Điều này là do đây đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người.

Một nghiên cứu được thực hiện ở 1000 trẻ em Indonesia nếu được bổ sung đầy đủ vitamin A và các dưỡng chất khác hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này. Cụ thể trong vòng 4 tháng trẻ có thể tăng thêm 0.39cm.

6. Nhiễm trùng họng và ngực

Một trong những dấu hiệu thiếu vitamin A nữa đó là họng và ngực bị nhiễm trùng. Nghiên cứu được thực hiện tại Ecuador cho thấy những trẻ thiếu cân sau khi được bổ sung 10.000 IU vitamin A mỗi tuần sẽ giảm hẳn tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.

Tuy nhiên, nếu liều lượng vitamin A vượt quá mức cho phép cũng sẽ làm tăng 8% nguy cơ nhiễm trùng cổ họng và ngực. Bởi vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý chỉ nên sử dụng thêm các chế phẩm vitamin A khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu hụt kể trên.

7. Khả năng phục hồi, làm lành vết thương kém

Nếu bạn cảm thấy thời gian phụ hồi và làm lành vết thương do ngã, va đập hay sau khi phẫu thuật chậm thì rất có thể đây là dấu hiệu thiếu vitamin A cần bổ sung. Điều này là do vitamin A có vai trò thúc đẩy việc sản sinh collagen - Thành phần quan trọng của làn da khỏe mạnh.

Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu lên chuột và cho chúng sử dụng steroid nhằm ức chế khả năng làm lành vết thương của cơ thể. Kết quả là sau khi được bổ sung vitamin A bằng đường uống, quá trình sản xuất collagen được cải thiện và thúc đẩy nhanh hơn.

Một nghiên cứu khác được thực hiện trên người cũng đem lại kết quả tương tự. Theo đó, những người đàn ông cao tuổi có vết thương sau khi được điều trị bằng vitamin A tại chỗ đã giảm 50% kích thước thương tổn và thời gian làm lành nhanh hơn hẳn những người không sử dụng.

Do đó, đối với những người mới phẫu thuật hay có vết thương chưa lành có thể sử dụng các loại kem bôi có thành phần vitamin A giúp da nhanh chóng bình phục và khỏe hơn.

8. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là vấn đề thường gặp ở trẻ vị thành niên và cả người trường thành. Tuy nhiên, có thể nhiều người không biết rằng đây có thể là dấu hiệu thiếu vitamin A điển hình. 

Điều này là do vitamin A có tác dụng chống viêm và thúc đẩy sự phát triển của tế bào da. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá.

Các nhà khoa học đã thực hiện 1 nghiên cứu ở 200 người trưởng thành. Những người này đều bị mụn trứng cá và có nồng độ vitamin A thấp hơn người bình thường khoảng 80mcg. Theo đó, sau khi được sử dụng viên uống và kem bôi có chứa vitamin A, các thương tổn do mụn gây ra đã giảm 50%.

Trong đó, dạng vitamin A được sử dụng nhiều trong điều trị mụn trứng cá là isotretinoin, hoặc Accutane. Các thuốc này mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị trứng cá, tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng bởi nó có thể gây nên một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến tâm lý hay dị tật bẩm sinh.

Một số dấu hiệu thiếu vitamin A thường được biểu hiện khá rõ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu chỉ xuất hiện khi cơ thể đã bắt đầu kiệt quệ và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm, tránh những hậu quả không mong muốn.

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-a-deficiency-symptoms#section10


Tác giả: Lê Thọ Hưng