8 dấu hiệu bệnh về mắt ở trẻ nhỏ mà mẹ cần đưa đi khám ngay

8 dấu hiệu bệnh về mắt ở trẻ nhỏ mà mẹ cần đưa đi khám ngay
Đôi mắt khỏe mạnh giúp trẻ học tập tốt hơn và sinh hoạt hằng ngày thuận tiện hơn. Chính vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh về mắt khác thường, bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay.

1. Thường xuyên ngồi gần hay nhắm một mắt khi xem TV và đọc sách

Khoảng cách tối thiểu từ tivi tới mắt trẻ khoảng 2m. Khi trẻ muốn ngồi gần xem tivi vì lý do không nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình đó là một biểu hiện của thị lực kém. 

Với trẻ, khi đọc sách cần ngồi vào bàn để có khoảng cách cố định, tuy nhiên nếu thấy trẻ phải cúi sát khi đọc sách thì rất có thể đó là dấu hiệu về mắt trẻ đã bị cận thị.

2. Nhắm một mắt khi xem tivi

Biểu hiện nhắm một mắt để đọc hay xem truyền hình có thể là biểu hiện của bệnh "rối loạn hội tụ" – một bệnh lý đặc biệt về mắt. 

Hoặc đây là dấu hiệu về mắt của tật khúc xạ, ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

3. Trẻ thường xuyên mỏi mắt, dụi mắt

Thông thường khi có dấu hiệu mỏi mắt trẻ sẽ dụi mắt nhưng nếu trẻ dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc đang vui chơi, đó là vấn đề về thị lực.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Nếu tiếp xúc với máy tính nhiều, trẻ cần thường xuyên nghỉ giải lao mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu 60 m trong vòng 20 giây. Thực hiện bài tập nhỏ trên nhưng trẻ vẫn kêu mỏi mắt thì cần đưa đi khám mắt.

4. Lạc chỗ khi đọc hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt

Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để chỉ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc, bé vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được điều này, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực.

5. Nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường

Con bạn có bị nhạy cảm quá mức với ánh sáng trong nhà, ánh nắng mặt trời hay ánh sáng đèn flash? Trẻ sợ ánh sáng hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng có thể thấy đau đầu, buồn nôn. Nhạy cảm với ánh sáng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý mắt nghiêm trọng.

6. Kết quả học tập giảm sút

Trẻ thường không chia xẻ với cha mẹ việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng. Khi thấy kết quả học tập của con giảm sút không rõ lý do, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực. Trong nhiều trường hợp, sau khi đeo kính điều chỉnh, kết quả học tập của con lại được cải thiện.

7. Nheo mắt hay nghiêng đầu để nhìn bảng rõ hơn

Giáo viên cần chú ý phát hiện sớm những trẻ phải nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn lên bảng. Nếu chưa thể bố trí kiểm tra thị lực, nên cân nhắc chuyển trẻ lên ngồi ở vị trí gần bảng hơn.

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

8. Mắt bị thâm quầng

Các bậc cha mẹ nên biết, hiện tượng thiếu máu và thiếu sắt được thể hiện rất rõ trên da của trẻ em, nhất là đôi mắt. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện vết quầng thâm đen trên vùng da xung quanh mắt của con, cha mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm máu để có giải pháp chữa trị hoặc phòng ngừa một số căn bệnh khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt, sau đó khoảng 1 tháng đi xét nghiệm lại hoặc đến khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Lịch thăm khám mắt trong vòng đời

Các bác sĩ chuyên khoa mắt của Mỹ đã lên lịch thăm khám mắt trong vòng đời trẻ như sau:

- Lần đầu tiên ngay sau khi sinh ra

- Lần thứ 2 khi trẻ được khoảng 3 tuổi, lứa tuổi được cho là đã có thị giác hai mắt, để phát hiện những vấn đề về mắt lé hoặc khúc xạ.

- Lần thăm khám trước khi trẻ đi học tiểu học, khoảng 6 tuổi. Lúc này sẽ phát hiện được những vấn đề bất thường liên quan đến tiền sử gia đình.

- Tới tuổi dậy thì, khoảng 13 tuổi cũng là tuổi nên cho trẻ đi khám.

- Bắt đầu học đại học hoặc kết thúc trung học cũng là giai đoạn nên khám định kỳ cho mắt để hướng nghiệp cho bản thân vì một số ngành nghề đòi hỏi đôi mắt khỏe và tinh tường.

Ảnh 5.

Ảnh: Internet

- Sau tuổi 40, cứ 2 năm nên khám mắt một lần để tầm soát một số bệnh như Glôcôm, lão thị… Sau 65 tuổi nên kiểm tra mắt hằng năm vì có thể xuất hiện các bệnh mắt tuổi già: Bệnh đục thể thủy tinh, glôcôm, thoái hóa hoàng điểm…

Cùng với việc đưa trẻ đi khám mắt định kỳ và khi có các triệu chứng kể trên bạn cần rèn cho trẻ cách ngồi học đúng tư thế, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. Bên cạnh đó, cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin A. Đây là một trong những nguyên tố chính tạo nên sắc tố thị giác.

Tác giả: Tuệ Nghi