Bệnh ký sinh trùng là một trong những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ tới các bộ phận bên trong của cơ thể. Hàng ngày, mỗi món ăn mà chúng ta ăn đều có thể chứa ký sinh trùng, khi vào trong dạ dày chúng sẽ sinh sôi và phá hủy từng cơ quan.
Vậy làm thế nào để biết bạn đang bị ký sinh trùng trú ngụ và đe dọa mạng sống mỗi ngày? Hãy kiểm tra ngay 8 dấu hiệu bệnh ký sinh trùng sau đây để biết mình có nhiễm căn bệnh đáng sợ này hay không.
Một trong những dấu hiệu bệnh ký sinh trùng đầu tiên đó chính là sự bất thường trong hệ tiêu hóa. Ký sinh trùng có thể bị đưa vào cơ thể thông qua đường ăn uống, chúng trú ngụ ở đường ruột ngay sau đó.
Trong quá trình "mượn tạm" cơ thể, ký sinh trùng không an phận mà thường xuyên quậy phá, phá hủy niêm mạc đường ruột. Điều đó khiến cho người bệnh có những biểu hiện như tiêu chảy mãn tính. Kèm theo đó là các dấu hiệu bệnh ký sinh trùng đang hoành hành cơ thể đó là: đầy bụng, buồn nôn, táo bón,...
Ảnh minh họa
Nếu như trong bữa ăn của bạn luôn có các thực phẩm giàu chất xơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn có hiện tượng tiêu chảy hoặc vấn đề tiêu hóa khác, hãy cẩn trọng vì đây là lúc cơ thể cảnh báo dấu hiệu bệnh ký sinh trùng.
Đọc thêm:
- Uống thuốc tẩy giun đúng cách, không phải ai cũng biết
- Bị bệnh ký sinh trùng chỉ vì 3 món khoái khẩu sau
Không những phá hủy các niêm mạc đường ruột, ký sinh trùng còn trú ẩn ở ruột non trên, gây ra hậu quả nghiêm trọng là viêm đường ruột.
Biểu hiện ra bên ngoài của người bệnh là cảm giác đau bụng thường xuyên, kèm theo đó là bị ngăn chặn quá trình bài tiết phân khiến tình trạng đầy bụng, đau vùng ruột non kéo dài.
Nếu có cảm giác trên thì rất có thể các cơ quan đường ruột của bạn đã bị giun tròn, giun móc xâm chiếm.
Ảnh minh họa
Người bị nhiễm ký sinh trùng phàn nàn rằng rất khó chịu khi bị ngứa hậu môn. Hiện tượng này xuất hiện là do vào buổi tối, giun kim sẽ đi xung quanh hậu môn để đẻ trứng, gây kích thích vùng hậu môn.
Nếu bạn vô tình "gãi" khi giun đang sinh nở, vô tình dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Khi bạn cảm thấy ngứa hậu môn vào ban đêm mà không xuất hiện phát ban, trong vòng hai tuần sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ.
Ảnh minh họa
Khi bị ký sinh trùng bám vào đường ruột, chúng sẽ ăn cạn kiệt các chất dinh dưỡng quan trọng, bạn ăn gì, ký sinh trùng sẽ ăn hết khiến cho bạn bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất nuôi cơ thể.
Vì vậy, bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, yếu ớt xanh xao. Khi mệt mỏi không rõ lý do như vậy, bạn cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh ký sinh trùng.
Ảnh minh họa
Cũng tương tự như nguyên nhân của cảm giác mệt mỏi, thèm ăn nhiều hơn nhưng lại không tăng cân cho thấy đường ruột của bạn đang gặp vấn đề.
Ký sinh trùng sử dụng thực phẩm mà bạn đưa vào cơ thể, khiến cho bạn luôn có cảm giác đói, thèm ăn, ăn nhiều hơn trước.
Ảnh minh họa
Ban đêm là thời gian hoạt động của ký sinh trùng trong cơ thể. Chúng di chuyển hoặc thải độc tố, khiến cho thần kinh bị tác động và tạo thành hiện tượng nghiến răng. Đặc biệt ở trẻ em, nghiến răng là một trong những dấu hiệu bệnh ký sinh trùng đang "làm loạn".
Ảnh minh họa
Bệnh ký sinh trùng khiến da của chúng ta tổn thương và xuất hiện các vấn đề như viêm da, nổi mề đay, phát ban, nổi chàm, dị ứng bất thường.
Nguyên nhân là do các chất độc tố mà ký sinh trùng thải ra khiến nồng độ ái toan bạch cầu trong máu tăng cao, dẫn đến viêm loét, chấn thương, sưng tấy, mẩn đỏ.
Các hiện tượng này xảy ra thường xuyên, dai dẳng mà không rõ lý do thì hãy cẩn thận vì đây chính là dấu hiệu bệnh ký sinh trùng đang khiến cơ thể bạn yếu đi mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Đây là một trong những dấu hiệu có thể nhầm lẫn với bệnh khác như các bệnh về cơ - xương -khớp, bệnh theo mùa thường gặp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ bắp, khớp xương, mô mềm bị ký sinh trùng xâm nhập, tạo nên các cơn đau đớn bên trong cơ thể.
Nếu gặp các tình trạng trên, bạn nên đi khám bác sĩ vì cơ thể đã lên tiếng cảnh báo dấu hiệu bệnh ký sinh trùng ẩn nấp bên trong chúng ta. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
*Theo Food&Health